Tìm hiểu về Luật cướp biển - quy tắc vàng trong thế kỷ 17

Dink |

Vào Kỉ nguyên Vàng của Cướp biển kéo dài suốt 100 năm, lá cờ đen bay phấp phới trong gió mặn từng là nỗi khiếp sợ trên toàn thế giới.

Trên phim, đa số những tên cướp biển chỉ biết chém giết, cướp của đã làm lu mờ sự thực về tổ chức tội phạm hoạt động có quy củ nhất trên thế giới.

Họ không chỉ là những thủy thủ chột mắt, có một chân gỗ, nói lè nhè những ngôn ngữ khó hiểu với con vẹt đứng trên vai, họ là những thủy thủ lão luyện, sống trong một tổ chức phức tạp không khác gì Yakuza hay Mafia thời hiện đại.

Theo như nhà nghiên cứu Peter T. Leeson từ Đại học George Mason, người nhiều năm tìm hiểu về luật lệ, nền kinh tế và tổ chức của cướp biển chỉ ra, thì những tên cướp trên mặt nước sử dụng một bộ hiến pháp dân chủ riêng để quản lý, tránh trường hợp đảng phái đụng độ và thông qua đó, tăng lượng của cải cướp được.

Bên cạnh đó, họ ngăn trường hợp nổi loạn, cướp quyền thuyền trưởng bằng một hệ thống "kiểm gia và cân đối thủy thủ đoàn".

Tìm hiểu về Luật cướp biển - quy tắc vàng trong thế kỷ 17 - Ảnh 1.

Thuyền trưởng Kidd tại Cảng New York, do Jean Leon Gerome Ferris vẽ nên.

Trên tàu có một hệ thống cấp bậc riêng. Vì cướp biển hoạt động như một tổ chức, nên có thể coi nó là một loại nghề, mà đã là nghề có tổ chức thì hẳn phải có luật lệ. Ai cũng phải tuân thủ luật pháp và nếu như có cá nhân chống đối, họ sẽ bị trừng phạt ngay lập tức.

Lịch sử không thấy ghi lại việc bắt thủy thủ đi lên tấm ván để xuống nước, nhưng đôi ba chỗ cho thấy rằng có một phương pháp xử tội đáng sợ hơn, đó là keel-hauling, tạm dịch là kéo dọc sống thuyền.

Người bị phạt sẽ bị buộc vào dây, bị kéo từ mạn thuyền này sang màn thuyền đối diện hoặc từ đầu cho tới cuối thuyền. Kẻ đó hoặc chết đuối, hoặc bị cào rách người bởi những con hàu bám dưới đáy thuyền, hoặc va đầu vào chỗ cứng và bị tổn thương lâu dài.

Hải quân Hà Lan từng chính thức áp dụng cách trừng phạt này, tuy nhiên số vụ xảy ra rất hiếm do tính chất tàn bạo của nó.

Tìm hiểu về Luật cướp biển - quy tắc vàng trong thế kỷ 17 - Ảnh 2.

Bức tranh vẽ lại vụ xử bằng hình thức keel-hauling, khoảng từ năm 1660 tới 1686.

Cướp biển đã từng phát triển rất thịnh mà không hề bị ảnh hưởng bởi pháp luật. Họ tự tạo ra luật lệ trên "sân chơi" chiếm 71% diện tích Trái Đất. Đôi khi sẽ có sự tham gia của một vài nhân vật trong chính quyền, nhưng mỗi cá nhân tham gia đều phải tự biết vai vế của mình để mà ứng xử.

Thủy thủ đoàn cũng hỗn tạp chẳng khác gì các bộ phim về cướp biển: nô lệ trốn thoát khỏi đòn roi, thủy thủ bất mãn, những người chán cảnh nghèo đói…. Đây là một trong những điểm chính xác khi so phim ảnh với thực tế.

Nhà nghiên cứu Leeson gọi cướp biển là một trong những "tổ chức tội phạm phức tạp và thành công nhất lịch sử nhân loại". Mọi thuyền viên đều có bổn phận kính trọng người trên quyền mình.

Trên một con tàu cướp biển, có Thuyền trưởng - Captain, Lái tàu – Quartermaster, Quản pháo - Master Gunner, Người quản lý buồm – Boatswain, sĩ quan chỉ huy (ví dụ như bác sĩ) và các thuyền viên còn lại.

Để dễ bề cai quản, những kẻ lang bạt trên biển tạo ra Luật lệ Cướp biển – Pirate Code, xuất hiện vào Kỉ nguyên Vàng của Cướp biển 1620-1720. Đó là thời điểm hàng hóa quý giá đi từ Ấn Độ tới Thế Giới Mới nhiều vô kể, chẳng lạ là tại sao trên biển lắm cướp thế.

Tìm hiểu về Luật cướp biển - quy tắc vàng trong thế kỷ 17 - Ảnh 3.

Mộ cướp biển trên Đảo St. Mary, Madagascar.

Những kẻ cướp vốn sống ngoài vòng pháp luật nên họ rất khát máu, tham lam và giải quyết hầu hết vấn đề bằng bạo lực.

Vậy nên cộng đồng cướp biển tạo ra bộ luật gồm 11 điều, truyền miệng từ thuyền này sang thuyền khác, tự sửa đổi cho hợp lý với tình hình:

Tính dân chủ luôn được đề cao. Mọi thuyền viên đều có lá phiếu biểu quyết, đều có tiếng nói của riêng mình trong vấn đề chung. Thuyền trưởng sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng họ sẽ phải xem xét ý kiến của thủy thủ đoàn trước.

Mỗi thuyền viên đều có suất ăn và suất rượu như nhau. Nhưng khi chia tài sản cướp được, mỗi cấp bậc lại có những ưu đãi riêng. Như thường lệ, thuyền trưởng sẽ là người được hưởng nhiều nhất, cấp bậc thấp hơn thì ít thưởng hơn, cứ như vậy cho tới thuyền viên.

Tuy nhiên, việc chia chác không chênh lệch quá nhiều. Nếu Thuyền trưởng nhận hai phần tiền, thì thuyền viên cũng được ít nhất là một.

Tìm hiểu về Luật cướp biển - quy tắc vàng trong thế kỷ 17 - Ảnh 5.

Họa sĩ Howard Pyle vẽ lại cảnh cướp biển chia tài sản chiếm được.

Tội ác lớn nhất là ăn cắp. Theo luật, một thủy thủ ăn cắp tài sản sẽ bị bỏ đói ngoài đảo hoang hoặc phải chết.

Thủy thủ được phép chọn đồ đạc (áo quần, vật phẩm, …) mình thích trên chuyến hàng cướp được. Tuy nhiên, hàng hóa lấy về từ vụ cướp phải được mang về thuyền, trình diện trước thủy thủ đoàn trước khi chia nhau. Nếu như có ai lấy bất cứ thứ gì làm của riêng, họ bị buộc tội đã cướp tiền của cả tàu. Tội ác ăn cắp là không thể tha thứ.

Tìm hiểu về Luật cướp biển - quy tắc vàng trong thế kỷ 17 - Ảnh 6.

Howard Pyle mô tả việc bị bỏ hoang trên đảo.

Thủy thủ đoàn tuân thủ phải luật lệ nghiêm ngặt. Việc xích mích cá nhân dẫn tới ẩu đả không diễn ra thường xuyên như ta vẫn tưởng. Một số thuyền trưởng sẽ đứng ra giải quyết trường hợp gây rối trật tự trên thuyền bằng roi vọi, có vài chỗ ghi chép lại rằng gây gổ sẽ phải chịu 40 roi.

Chẳng xích mích nào đáng 40 roi vào người cả nên đa số thuyền viên tránh gây sự. Một số thuyền trưởng cho phép thuyền viên giải quyết xích mích khi đã vào tới bờ.

Tìm hiểu về Luật cướp biển - quy tắc vàng trong thế kỷ 17 - Ảnh 7.

Cướp biển huyền thoại Edward Teach, biệt danh Blackbeard - Râu Đen.

Toàn bộ đèn nến tắt hết lúc 8 giờ tối để thủy thủ đoàn có thể nghỉ ngơi. Ai muốn uống rượu thì sẽ phải ngồi trên khoang mở, uống trong bóng tối.

Bất cứ thủy thủ nào cũng phải sẵn sàng giao tranh. Súng phải luôn được lên đạn, vũ khí phải luôn sắc nhọn.

Tìm hiểu về Luật cướp biển - quy tắc vàng trong thế kỷ 17 - Ảnh 8.

Bức tranh "Bắt giữ cướp biển, Râu Đen, 1718" do Jean Leon Gerome Ferris vẽ năm 1920.

Cấm hoàn toàn việc quan hệ tình dục trên tàu. Phụ nữ bị cấm lên tàu, bất kì ai phá luật cũng đều phải chết. Thế nhưng lịch sử ghi lại không ít vụ việc bỏ mạng vì đưa phụ nữ lên tàu. Gần đây, có một câu nói nào liên quan tới cái gì đó làm mù mắt, tôi quên mất rồi.

Có một Quỹ Công dành riêng cho những thủy thủ mất chân, tay trong quá trình "tác nghiệp", họ sẽ được bồi thường 800 đồng tiền vàng. Bị thương nhẹ hơn thì sẽ được bồi thường ít hơn.

Ai cũng phải tham gia chiến đấu, bất kì ai trốn tránh sẽ đều bị khinh bỉ. Trận đánh kết thúc, thủy thủ đoàn sẽ bỏ phiếu xem thực hiện hình phạt nào với tên nhát gan. Nhẹ thì mất phần chia của cải, nặng thì bị bỏ ngoài đảo hoang hoang hoặc xử tội chết.

Nhạc công trên tàu được phép chơi cả ngày và đêm, trừ những ngày xaba (sabbath) – những ngày nghỉ ngơi để thờ phụng Đấng tối cao.

Tham khảo The Vintage News

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại