Tại sao Mỹ "loại" Trung Quốc nhưng lại mời Việt Nam tham gia tập trận RIMPAC 2018?

Trung Phạm |

Theo Stars & Stripes, việc Việt Nam được mời tham gia RIMPAC năm nay là một bước tiến nữa trong quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam kể từ khi hai nước kết thúc chiến tranh.

Hải quân Mỹ ngày 30/5 thông báo, cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) được tổ chức hai năm một lần diễn ra từ ngày 27/6 - 2/8 tại Hawaii năm nay sẽ có sự tham gia của 26 quốc gia, 47 tàu mặt nước, 5 tàu ngầm, 18 đơn vị bộ binh và hơn 200 máy bay cùng 25.000 binh sĩ.

Cũng theo nguồn này, đây là lần đầu tiên Việt Nam, Sri Lanka, Brazil và Israel có thể tham gia cuộc tập trận.

Tuần trước, Mỹ đã quyết định rút lại lời mời Trung Quốc tham gia RIMPAC 2018 mặc dù nước này đã từng đưa một số tàu và binh lính tham dự trong các năm 2014 và 2016.

Trung tá Thủy quân lục chiến, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, động thái này là bước đi đầu tiên nhằm phản đối các hành động gần đây của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Cụ thể, Trung Quốc đã tiến hành tôn tạo, xây dựng [trái phép - ND] cơ sở hạ tầng tại khu vực này.

"Cách hành xử của Trung Quốc không phù hợp với các nguyên tắc và mục đích của cuộc tập trận RIMPAC", Trung tá Logan phát biểu. "Chúng tôi có đầy đủ bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã triển khai các tên lửa đối hạm, tên lửa đất đối không và các hệ thống chế áp điện tử tới những đảo trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông".

Theo trang mạng Stars & Stripes, việc Việt Nam được mời tham gia RIMPAC năm nay là một bước tiến nữa trong quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam kể từ khi hai nước chấm dứt chiến tranh.

Năm 2016, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh kết thúc, một tàu sân bay Mỹ đã ghé thăm cảng Đà Nẵng vào đầu tháng 3 vừa qua.

Tham gia cuộc tập trận RIMPAC năm nay còn có Australia, Brunei, Canada, Chile, Colombia, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Peru, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Thái Lan, Tonga và Vương Quốc Anh.

Đặc biệt, lần đầu tiên trong cuộc tập trận RIMPAC 2018, không quân Mỹ sẽ phóng trình diễn tên lửa chống hạm tầm xa, Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản sẽ phóng các tên lửa đối hạm và Lục quân Mỹ sẽ phóng tên lửa tấn công trên biển từ xe hậu cần PLS (Palletized Load System).

Đặc nhiệm Lục quân Mỹ huấn luyện tác chiến

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại