Tập theo cách này hiệu quả chưa thấy nhưng hậu quả là không nhỏ!

Linh Chi |

Một số lý thuyết cho rằng, tập thể dục khi đói có thể khiến cơ thể đốt cháy chất béo nhanh hơn. Vậy điều này đúng hay sai?

Một số nghiên cứu nói: Tập thể dục khi dạ dày rỗng là tốt

Thông qua một số nghiên cứu, các nhà khoa học đã rút ra kết luận về tác dụng của tập thể dục lúc đói rằng, tập thể dục khi dạ dày rỗng giúp đốt cháy chất béo nhanh hơn.

Một nghiên cứu nhỏ khảo sát 12 nam giới hoạt động trên máy chạy bộ được chia làm 2 nhóm trước và sau bữa sáng. Kết quả nghiên cứu phát hiện, những người nhịn ăn từ đêm hôm trước có khả năng đốt cháy lên tới 20% chất béo trong cơ thể cùng chế độ tập luyện so với những người tập sau bữa sáng.

Bên cạnh đó, một số lý thuyết khác cũng cho rằng tập thể dục lúc đói giúp cải thiện hiệu suất tập luyện. Có bằng chứng cho thấy rằng, việc tập thể dục khi lượng carbohydrate thấp có thể giúp cải thiện hiệu suất tập luyện.

Nhưng thực tế, tập thể dục lúc đói không phải là ý tưởng tốt đối với đa số mọi người. Rất nhiều chuyên gia khẳng định điều này. 

Như trên đã nói, một số nghiên cứu cho rằng quá trình đốt cháy chất béo có thể hoạt động hiệu quả hơn khi bạn tập thể dục trước khi ăn, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác lại kết luận ngược lại.

Báo cáo đăng trên Tạp chí Quốc tế về Dinh dưỡng thể thao và Nghiên cứu trao đổi chất cho rằng, một bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện lại có tác dụng đốt cháy mỡ cơ thể tốt hơn.

Tập luyện khi bụng rỗng: Tăng hiệu quả hay gây hậu quả? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hiệp hội Dinh dưỡng Thể thao Quốc tế cho thấy, không có sự khác biệt giữa những phụ nữ tập luyện trước khi ăn và sau khi ăn.

Theo 1 bài báo đăng trên tạp chí Time, tập thể dục khi bụng rỗng có thể cảm thấy buồn ngủ hoặc đau đầu nhẹ vì lượng đường huyết thấp. 

Nhà nghiên cứu sinh lý cơ và là giáo sư về lão hóa Douglas Paddon-Jones tại Đại học California (Mỹ), cho biết: "Một lượng thức ăn nhẹ sẽ giúp bạn trải qua buổi tập luyện thoải mái hơn và có nhiều năng lượng hơn".

Giáo sư về dinh dưỡng Nancy Rodriguez tại Đại học Connecticut (Mỹ) cũng cho biết: "Suốt đêm, cơ thể chúng ta điều chỉnh sinh lý để chúng ta có thể sống sót, và bao gồm việc tự phá vỡ nó để duy trì lượng đường huyết của chúng ta. 

Nếu bạn tập thể dục trước khi ăn, cơ thể bạn vẫn tiếp tục hoạt động trong tình trạng phá vỡ này, có thể dẫn đến mất cơ".

Theo tiến sĩ Josh Axe (Mỹ), không có bất kỳ nhiên liệu nào trong bụng, bạn không thể làm bất cứ điều gì hết sức được, kể cả tập thể dục cũng vậy. Một bữa ăn nhẹ trước khi tập thể dục với sự hỗ trợ của các thành phần như carbs, protein và chất béo lành mạnh có thể cung cấp cho bạn năng lượng cần thiết để thực hiện một số bài tập cường độ cao.

Thậm chí, đối với những người bị tiểu đường hoặc có đường huyết thấp, ăn nhẹ trước khi tập giúp bạn giữ an toàn trong quá trình tập luyện.

Bên cạnh đó, một điều rất quan trọng đối với cơ thể là sự ngậm nước trước, trong và sau khi tập luyện. Uống đủ nước sẽ giữ mức năng lượng tăng lên bởi, cơ thể có thể phản ứng nhầm lẫn giữa cơ chế khát và đói, uống đủ nước còn giúp bạn giảm cơn thèm ăn.

Thêm một điều nữa, việc ăn nhẹ trước khi tập luyện còn giúp bạn phục hồi năng lượng và cơ bắp tốt hơn sau khi tập luyện.

Tập luyện khi bụng rỗng: Tăng hiệu quả hay gây hậu quả? - Ảnh 3.

* Theo DrAxe/Livehack

Xem thêm:

Tập thể dục quá nhiều ảnh hưởng đến cơ thể và não bộ của bạn như thế nào?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại