Vì sao tỷ lệ bắn hạ Tomahawk của Syria đạt chưa tới 20%?

Sao Đỏ |

Sau thời gian chuẩn bị, cuối cùng Mỹ và đồng minh đã quyết định tiến hành cuộc tấn công vào lãnh thổ Syria nhằm mục đích trả đũa vụ tấn công hóa học mà quân đội nước này thực hiện.

Hiện tại chưa có thống kê cụ thể từ thực địa, nhưng các báo cáo ban đầu cho biết Mỹ đã sử dụng gấp đôi cơ số đạn so với cuộc tấn công vào năm ngoái, tức là trên 100 tên lửa Tomahawk đã được phóng đi.

Hãng thông tấn Nga Sputnik thì cho rằng đã có khoảng 20 quả Tomahawk bị phòng không Syria bắn rơi. Mặc dù chưa có xác nhận chính thức của các bên liên quan nhưng số liệu sơ bộ nói trên có thể thấy rằng tỷ lệ này là quá thấp, chỉ được chưa tới 20%, nguyên nhân chính do đâu?

Vì sao tỷ lệ bắn hạ Tomahawk của Syria đạt chưa tới 20%? - Ảnh 1.

Nhóm tàu chiến của Hải quân Mỹ trong một cuộc tập trận

Đầu tiên dễ nhận thấy rằng tên lửa Tomahawk được Mỹ phóng đi ở chế độ quá khó để đánh chặn. Tuy rằng tầm bắn tối đa là 1.500 km nhưng vì nhóm chiến hạm Mỹ đã áp sát bờ biển Syria chỉ vài trăm km, cho nên đã cho phép phóng Tomahawk theo chế độ bay thấp ngay từ đầu.

Lúc này đạn đánh đất BGM-109 sẽ có quỹ đạo không khác gì so với tên lửa chống hạm, phòng không Syria chẳng thể nào phát hiện từ xa để đưa ra biện pháp đối phó phù hợp.

Tiếp theo là vai trò của máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler cất cánh từ tàu sân bay, phương tiện này chính là "bạn đồng hành" không thể thiếu đối với tên lửa hành trình.

Tomahawk được cho đã bay sát bờ biển Syria, về lý thuyết cho phép có thể theo dõi nhưng radar cảnh giới đã bị EA-18G "bịt mắt", gây ảnh hưởng cực nhiều tới hiệu quả tác chiến.

Vì sao tỷ lệ bắn hạ Tomahawk của Syria đạt chưa tới 20%? - Ảnh 2.

Mỹ đã phóng vào Syria cơ số tên lửa Tomahawk gấp đôi so với cuộc tấn công năm ngoái

Một vấn đề nữa cũng cần nhắc tới đó là không phải hệ thống tên lửa phòng không nào trong tay Quân đội Syria cũng có khả năng bắn hạ mục tiêu bay thấp. Các tổ hợp Buk-M2, Pechora-2M, SA-6 Kub, S-200 Angara được tối ưu cho đánh mục tiêu ở tầm cao và trung bình, chỉ có Pantsir-S1 là hiệu quả thực sự trong việc đánh thấp.

Nhưng số lượng Pantsir-S1 của Syria không thực sự nhiều, chúng còn bị dàn trải mỏng để bảo vệ nhiều mục tiêu khác nhau trên khắp lãnh thổ, vì vậy lưới lửa bảo vệ bầu trời đã bị hổng một lỗ lớn.

Cuối cùng, không loại trừ khả năng phía Syria cũng chưa tung hết thực lực qua đêm đầu tiên, họ chờ đợi đợt tấn công tiếp theo với sự tham gia của Không quân Mỹ mới bung sức giáng trả quyết liệt.

Những nguyên nhân trên phần nào lý giải nguyên nhân vì sao tỷ lệ bắn hạ Tomahawk của phòng không Syria trong đợt oanh kích vừa qua chỉ đạt chưa tới 20%.

* Bài viết thể hiện nhận định riêng của tác giả.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại