Su-57 “đánh nhanh, rút gọn” khỏi Syria: Cái kết quá hụt hẫng!

Trung Phạm |

Việc Nga thông báo chỉ triển khai tiêm kích Su-57 tới Syria trong đúng 2 ngày được đánh giá là một diễn biến khá khác thường so với những gì giới quan sát quân sự kỳ vọng.

Sau một tuần im hơi lặng tiếng, cuối cùng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cũng chính thức lên tiếng xác nhận đã triển khai 2 máy bay tiêm kích tàng hình Su-57 tới Căn cứ Không quân Khmeimim ở tỉnh Latakia phía Tây Syria.

Su-57 chỉ ở Syria có 2 ngày!

Dựa vào những phát biểu của ông Shoigu người ta dễ nhận thấy rằng việc điều 2 chiếc Su-57 tới Syria diễn ra khá khác thường so với những gì giới quan sát quân sự kỳ vọng: Chỉ kéo dài đúng 2 ngày!

Bộ trưởng Shoigu chia sẻ thông tin trên trong cuộc họp báo ngắn ngủi với các phóng viên ngay sau bài thông điệp liên bang của Tổng thống Vladimir Putin ngày 3/1.

Ông Shoigu cho biết, chỉ có hai tiêm kích tàng hình Su-57 được triển khai đến Syria và phủ nhận thông tin có tới 4 chiếc, đồng thời nhấn mạnh các máy bay này đã hoàn thành các bài tập đánh giá, gồm cả một cuộc thử nghiệm chiến đấu mà không có chi tiết cụ thể nào được nêu ra.

"Tôi có thể nói rằng cuộc thử nghiệm đã thành công, và các máy bay đã trở về Nga được 1 tuần", ông Shoigu nói. "Có hai chiếc được tháp tùng bởi các máy bay kiểm định và đánh giá để theo dõi các tham số hoạt động của vũ khí".

Chưa rõ người đứng đầu Bộ quốc phòng Nga đề cập tới loại máy bay kiểm định và đánh giá nào trong trường hợp này.

Video về những chiếc Su-57 hạ cánh xuống căn cứ Khmeimim lần đầu tiên xuất hiện trên mạng xã hội ngày 21/2/2018. Sau đó lại rộ lên nhiều thông tin cho thấy có một chiếc máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không A-50U, 2 chiếc Su-35 và 2 cường kích Su-25 cùng đáp xuống Khmeimim.

Cũng không rõ liệu những phát biểu của ông Shoigu về một cuộc "thử nghiệm chiến đấu" có đồng nghĩa với việc Su-57 đã tham gia vào một chiến dịch chống khủng bố thực tế nào ở Syria hay chưa. Hiện mới chỉ có 12 nguyên mẫu Su-57 được chế tạo và không rõ các hệ thống chức năng của từng chiếc máy bay này như thế nào.

Thật khó có thể hình dung chỉ triển khai một cặp máy bay còn đang trong giai đoạn thử nghiệm tới Syria và lưu lại ở đây vẻn vẹn có 48 tiếng thì sẽ mang lại lợi ích gì. Bởi vậy, lời tuyên bố Nga đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm trong một thời gian ngắn như vậy, đặc biệt với các hoạt động liên quan tới nhiệm vụ tác chiến thực sự còn rất đáng nghi ngờ.

Kỳ lạ hơn nữa, hình ảnh vệ tinh đầu tiên được truyền thông Israel công bố trên mạng là ngày 23/2, tức đã qua hai ngày Su-27 tới Syria. Sau đó, thêm một video khác ghi lại hình ảnh những chiếc tiêm kích này bay tại Syria ngày 26/8/2018 mặc dù chưa rõ nó được quay khi nào.

Ông Shoigu có thể không tính ngày tiêm kích Su-57 tới Syria nhưng những thông tin trên cùng với đoạn video sau đó khiến người ta phải đặt ra câu hỏi thực sự thì máy bay này đã lưu lại Syria bao lâu?

Su-57 “đánh nhanh, rút gọn” khỏi Syria: Cái kết quá hụt hẫng! - Ảnh 1.

Hình ảnh vệ tinh của Israel chụp Su-57 tại Syria

Liệu Su-57 đã thực sự trở về Nga?

Lý do Nga triển khai Su-57 đến Syria cũng vẫn còn chưa rõ. Ban đầu, có vẻ như Moscow muốn nhắm tới mục đích phô diễn các khả năng thực tế của loại tiêm tiêm kích thế hệ 5 này với các đối tác tiềm năng và cả đối thủ tiềm tàng sau nhiều năm trì hoãn và cắt bớt đơn hàng.

"Chúng tôi đang mua các máy bay Su-57 để kiểm nghiệm khả năng chiến đấu. Các giai đoạn thử nghiệm ban đầu đã xong", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov tuyên bố ngày 8/2/2018. "Năm nay, chúng tôi sẽ ký hợp đồng mua 12 chiếc Su-57 đầu tiên cho các lực lượng vũ trang".

Cũng có những thảo luận về khả năng đối đầu giữa Su-57 của Nga và tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ với nhận định nếu kịch bản này diễn ra thì đó sẽ là vụ đụng độ lịch sử trên không. Chính phủ Mỹ và nhiều quan chức của các nước khác cho rằng, sự hiện diện của Su-57 tại Syria là một động thái đáng quan ngại.

Thế nhưng, những phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đang buộc giới quan sát phải tin rằng việc rút Su-57 trở về Nga cũng diễn ra chóng vánh như khi nó được triển khai tới Syria - một điều có vẻ rất khó hiểu.

Tất nhiên, như đã từng diễn ra nhiều lần trong quá khứ, Nga rút binh lính và vũ khí khỏi Syria không có nghĩa là nước này không sớm quay trở lại.

Dựa vào những phát biểu khá khác thường của Bộ trưởng Shoigu, việc thiếu các thông tin chính thức và độ xác thực của một cuộc dừng chân ngắn ngủi đến như vậy ở vùng chiến sự Syria, rất có thể, những chiếc Su-57 thực tế vẫn chưa trở lại Nga.

Tiêm kích tàng hình Su-57 phô diễn khả năng nhào lộn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại