Sinh nghề tử nghiệp: 7 nhà khoa học phải trả giá bằng tính mạng vì chính phát minh của mình

Hoàng Nam |

Phát minh không thể ra đời nếu thiếu đi sự thử nghiệm. Và rất tiếc, có nhiều nhà khoa học đã phải trả giá bằng cả tính mạng trong những cuộc thử nghiệm ấy.

Các phát minh là thứ không thể thiếu trong sự phát triển xã hội của loài người. Nhưng điều quan trọng là phát minh không thể ra đời nếu không có sự thử nghiệm, và nhiều khi chính những người nghĩ ra ý tưởng sáng tạo lại đứng ra nhận trách nhiệm đó.

Sau đây là danh sách những nhà khoa học dũng cảm, không màng đến sự an toàn của bản thân để phục vụ cho công việc. Cuối cùng thì sinh nghề tử nghiệp, họ phải nhận một kết cục đau lòng.

1. Nhà chế tạo ô tô, cuối cùng chết khi lái xe

Francis Edgar Stanley và người anh em sinh đôi của ông đã phát minh ra chiếc ô tô Stanley Steamer năm 1896. Họ đã phá kỷ lục thế giới về tốc độ nhanh nhất vào năm 1906 ở mức thời gian 28,2 giây, có nghĩa là vận tốc chiếc xe của họ khi đó đã lên tới hơn 200km/h.

Sinh nghề tử nghiệp: 7 nhà khoa học phải trả giá bằng tính mạng vì chính phát minh của mình - Ảnh 1.

Năm 1918, hai anh em bắt đầu hoạt động kinh doanh với Stanley Motor.

Cuối năm đó, Francis trong một chuyến đi trên chiếc xe của mình đã bất chợt phải đánh lái gấp để tránh chướng ngại vật.

Nhưng rồi chiếc xe đâm vào đống gỗ bên đường và lật. Tai nạn đó đã lấy đi sinh mạng của Stanley.

2. Người lái khinh khí cầu đầu tiên, chết cũng vì khinh khí cầu

Jean-Françoise Pilâtre de Rozier đã tình nguyện tham gia chuyến bay khinh khí cầu đầu tiên trên thế giới vào năm 1783, bởi vì ông nghĩ, "không có một lý do nào để trao danh dự này cho những người thợ cơ khí".

Chuyến bay đã trở thành tâm điểm của thế giới thời bấy giờ, khiến cho ông trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết.

Sinh nghề tử nghiệp: 7 nhà khoa học phải trả giá bằng tính mạng vì chính phát minh của mình - Ảnh 2.

Dù là người đầu tiên, nhưng "spotlight" lại không thuộc về Rozier. Lý do là vì sau đó, có hai người khác trở thành những người đầu tiên vượt eo biển Manche (một đoạn eo biển dài thuộc Đại Tây Dương xen giữa đảo Anh và bờ biển phía bắc của Pháp, liền với Bắc Hải) bằng khinh khí cầu.

Rozier ghen tị, và lập tức bắt tay vào việc tạo ra khinh khí cầu Rozière để giải quyết những vấn đề mà chuyến bay vượt Manche của hai người đi trước đã đối mặt.

Nhưng tai nạn đã xảy ra, ông mất mạng trong cuộc hành trình, và lý do xảy ra tai nạn đến nay vẫn là điều bí ẩn.

3. Sai lầm chết người trong phòng thí nghiệm bí mật "Omega Site" 

Sinh nghề tử nghiệp: 7 nhà khoa học phải trả giá bằng tính mạng vì chính phát minh của mình - Ảnh 3.

Vào năm 1946, tám nhà khoa học bao gồm Louis Slotin (người trước đây làm việc cho dự án Manhattan) và S. Allan Kline thực hiện một dự án về bom plutoni, thứ được kì vọng rất cao vào thời điểm đó.

Slotin và nhóm nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm an toàn hơn 24 lần. Tuy nhiên đến lần thử nghiệm thứ 25, một chiếc tuốc nơ vít sai vị trí đã gây ra một vụ rò rỉ phóng xạ chết người. Stolin chết sau 9 ngày nằm viện. 7 nhà khoa học còn lại cũng chịu số phận tương tự.

4. Nhà phát minh máy in và tai nạn đen đủi nhất

William Bullock đã phát minh ra một phiên bản cải tiến máy in kiểu quay năm 1863, mẫu sản xuất báo in hiện đại đầu tiên.

Nhưng quả nhiên, sinh nghề tử nghiệp. Năm 1867, ông bị mắc chân vào bánh răng của máy in, khiến toàn bộ chân bị dập nát. Vết thương sau đó hoại tử, và ông qua đời khi đang phẫu thuật cắt bỏ nó đi.

Sinh nghề tử nghiệp: 7 nhà khoa học phải trả giá bằng tính mạng vì chính phát minh của mình - Ảnh 4.

5. Kiến trúc sư hàng đầu thiết kế Titanic và ra đi như một người hùng

Thomas Andrews là người thiết kế con tàu Titanic lịch sử, và ông cho rằng tàu Titanic cần có "ít nhất 46 thuyền cứu sinh". Nhưng chỉ có 20 chiếc được cung cấp, bất chấp lời khuyên của ông.

Sinh nghề tử nghiệp: 7 nhà khoa học phải trả giá bằng tính mạng vì chính phát minh của mình - Ảnh 5.

Khi thảm họa xảy ra, ông đã dùng những giây phút cuối cùng để giúp mọi người tìm được áo khoác và di chuyển đến thuyền cứu hộ.

Sau khi giúp mọi người hết sức có thể, Andrews được một số người nhìn thấy lần cuối lúc ông đứng trong phòng hút thuốc thuộc hạng nhất, nhìn chằm chằm vào một bức tranh.

Sau đó dù đã tìm kiếm nhưng thi thể của ông vẫn là điều ẩn giấu. Có lẽ ông đã cùng với con tàu của mình đi đến một thế giới mới.

6. Lần đầu và cũng là lần cuối ô tô bay được thử nghiệm

Henry Smolinski và Hal Blake đã cùng nhau phát minh AVE Mizar - chiếc xe bay với đôi cánh có thể tháo rời được.

Họ hình dung ra chiếc xe bay đó sẽ hoạt động như một máy bay trực thăng mini, hạ cánh gần khu vực giao thông khoảng vài dặm và có thể tháo cánh để tham gia giao thông đường bộ một cách bình thường.

Sinh nghề tử nghiệp: 7 nhà khoa học phải trả giá bằng tính mạng vì chính phát minh của mình - Ảnh 6.

Thế nhưng, cả hai nhà phát minh ra đi khi hai cánh của chiếc xe tách ra trong khi chạy thử. Đó cũng là lần duy nhất mà ý tưởng này được thực nghiệm.

7. "Vua tàu lượn" gặp tai nạn với phát minh của mình 

Lilienthal - người đã truyền cảm hứng cho anh em nhà Wright – Otto phát minh ra máy bay, là người đầu tiên thực hiện những chuyến du ngoạn bầu trời một cách an toàn bằng thiết bị của mình.

Sinh nghề tử nghiệp: 7 nhà khoa học phải trả giá bằng tính mạng vì chính phát minh của mình - Ảnh 7.

Với việc tạo ra những chiếc tàu lượn, ông đã đập tan suy nghĩ: "Bay chỉ dành cho những kẻ mộng mơ".

Trong sự nghiệp của mình, ông đã thực hiện thành công hơn 2000 chuyến bay. Lần cuối cùng khi đang bay, thiết bị của ông gặp trục trặc và rơi tự do.

Ông gãy xương sống và nằm viện hết những ngày cuối đời. Những lời cuối cùng mà ông nói trước khi ra đi là "Opfer müssen gebracht werden!", có nghĩa là "Phải chấp nhận hy sinh!".

Nguồn: Independent

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại