Giải mã bí mật trong quan tài chứa xác ướp thời Ai Cập cổ đại nhờ công nghệ mới của Anh

Cẩm Mai |

Nhờ công nghệ quét này, chúng ta có thể đọc được một số văn bản bí mật có trong quan tài chứa xác ướp thời Ai Cập cổ đại.

Các nhà nghiên cứu ở London (Anh) đã phát triển công nghệ quét mới cho phép viết lại được những đoạn chữ cách đây hàng thiên niên kỷ, đã bị che lấp bằng keo và thạch cao để phủ lên xác ướp và mặt nạ.

Cho đến nay, đây là cách duy nhất để đọc những văn bản cổ xưa đã bị xác ướp làm hư hỏng.

Những mảnh giấy cói còn lại bị dính thạch cao dán lên trang trí quan tài đặt xác ướp, kể những câu chuyện khác nhau.

Chúng là nhiều loại văn bản khác nhau, từ danh sách mua sắm đến tờ khai thuế, thư từ, các văn bản pháp luật, giấy tờ tiết lộ cuộc sống hàng ngày của người nằm trong quan tài.

Bóc giấy ra khỏi mặt nạ

Giải mã bí mật trong quan tài chứa xác ướp thời Ai Cập cổ đại nhờ công nghệ mới của Anh - Ảnh 1.

Mặt nạ xác ướp được bồi bằng những lớp giấy.

Có đến 150 mảnh giấy cói đã được sử dụng để tạo ra một chiếc mặt nạ. Người ta tranh cãi về bóc mảnh giấy ra, bao gồm: ngâm mặt nạ trong nước xà phòng cho đến khi các mảnh giấy tróc ra.

Kỹ thuật này phá hủy mặt nạ nhưng vẫn giữ mực trên mảnh giấy, đã được dùng phổ biến trong những năm gần đây, vì các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng văn bản được dùng để làm mặt nạ bao gồm: các văn bản tang lễ, thư tiếng Coptic và Hy Lạp và bài viết của các tác giả Hy Lạp.

Kỹ thuật mới bảo quản xác ướp

Nhờ công nghệ quét mới được phát triển ở London (Anh) mà có thể tiết lộ văn tự ẩn mà không làm hỏng mặt nạ và xác ướp.

Giải mã bí mật trong quan tài chứa xác ướp thời Ai Cập cổ đại nhờ công nghệ mới của Anh - Ảnh 2.

Ngâm mặt nạ vào nước xà phòng.

Tiến sĩ Kathryn Piquette thuộc Đại học London cho biết: "Tôi thực sự kinh ngạc khi thấy những vật quý giá này bị phá hủy để bóc lấy văn bản."

"Chúng là nguồn vốn quý hữu hạn và bây giờ chúng ta có công nghệ vừa bảo quản được chúng và vừa nhìn vào bên trong đọc hiểu được cách người Ai Cập sống nhờ những điều quan trọng mà họ đã viết ra."

Quá trình thực hiện liên quan đến quét xác ướp bằng các loại ánh sáng khác nhau làm cho mực in sáng lên.

Giáo sư Adam Gibson của Đại học London - người đứng đầu dự án, nói: "Giấy bỏ đi được sử dụng để tạo ra các đồ vật quý giá, được bảo quản qua 2.000 năm. "

"Vì vậy, mặt nạ là thư viện tốt nhất cho chúng ta, chứa đựng thông tin về con người và cuộc sống hàng ngày của họ."

Các nhà Ai Cập học rất háo hức với công nghệ mới, họ hi vọng nó sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống hàng ngày ở Ai Cập cổ đại.

Nguồn bài và ảnh: Ancient Origins

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại