Nên làm gì khi thấy những gân xanh nổi trên người: Giáo sư Anh chia sẻ cách xử lý

Hoàng Hương |

Giáo sư Mark Whiteley, chuyên gia hàng đầu thế giới về mạch máu đã chia sẻ nhiều thông tin về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng như cách phòng ngừa và điều trị hiện nay.

Đối với nhiều người, những đường vành mạch máu nhỏ hay những đường gân xanh nổi trên da chỉ gây mất thẩm mỹ. Nhưng có những trường hợp, tình trạng suy giản tĩnh mạch gây đau đớn, sưng đỏ, ngứa và dẫn tới nhiều vấn đế sức khỏe nghiêm trọng. 

Biến chứng nguy hiểm nhất của suy giãn tĩnh mạch chân là hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch và các cục máu đông này có khả năng sẽ chạy về tim gây tắc động mạch, dẫn đến đột tử.

Nên làm gì khi thấy những gân xanh nổi trên người: Giáo sư Anh chia sẻ cách xử lý - Ảnh 1.

Mọi người thường bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 30% dân số Anh sẽ bị suy giản tĩnh mạch trong suốt cuộc đời.

Hầu hết mọi người thường bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân (hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới).

Tuy nhiên, tĩnh mạch bị tổn thương có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Giãn mao mạch phổ biến trên mặt và cổ, trong khi tĩnh mạch mạng nhện có thể được tìm thấy trên các bộ phận thân thể khác nhau.

Giáo sư Mark Whiteley, bác sĩ phẫu thuật mạch máu tại Whiteley Clinic London, chuyên gia hàng đầu thế giới về mạch máu đã chia sẻ nhiều thông tin về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng như cách phòng ngừa và điều trị hiện nay.

1. Tĩnh mạch nổi trên bầu ngực và khe ngực

Những đường tĩnh mạch màu xanh dương hoặc xanh đậm xuất hiện rõ ràng trên bầu ngực hoặc khe ngực khiến phụ nữ cảm thấy mất tự tin hơn rất nhiều.

"Những tĩnh mạch này phát triển vì nhiều lí do khác nhau nhưng chủ yếu là do bệnh nhân từng trải qua phẫu thuật ngực", giáo sư Whiteley cho biết. 

Để xử lý vấn đề này, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp cắt bỏ và lấy các đoạn tĩnh mạch bệnh ra ngoài, được sử dụng cho các trường hợp nông và nhỏ. 

Bằng cách gây tê tại chỗ và những vết rạch siêu nhỏ thực hiện suốt chiều dài của tĩnh mạch bệnh, bác sĩ sẽ dùng móc để giải quyết từng đoạn một. 

"Một số bệnh nhân có tĩnh mạch xuất hiện tràn làn cần phải kết hợp một số phương pháp điều trị để đạt được kết quả khả quan".

2. Tĩnh mạch nổi trên cánh tay và bàn tay

Tình trạng gân xanh giãn lớn, nổi rõ trên bàn tay hoặc cánh tay gọi là suy giãn tĩnh mạch tay. Giãn tĩnh mạch tay tuy không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề sức khỏe nhưng lại khiến tay trở nên già nua, ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ.

"Rất may, những tĩnh mạch này vô hại và chỉ gây ra vấn đề thẩm mỹ mà thôi. Rất hiếm khi chúng gây ra tình trạng cục máu đông hoặc bầm tím. Chúng chỉ khiến bàn tay và cánh tay của bạn trở nên thiếu sức sống, xấu xí hơn", giáo sư Whiteley tiết lộ. 

Bệnh suy giãn tĩnh mạch tay có thể điều trị hiệu quả bằng phương pháp can thiệp xơ hóa các tĩnh mạch bị giãn. Bác sĩ tiến hành tiêm một chất gây xơ hoá vào lòng tĩnh mạch bị bệnh. 

Thuốc có tác dụng làm cho lớp trong của tĩnh mạch bị viêm và dính lại với nhau, từ đó loại bỏ tình trạng tĩnh mạch tay giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo mất thẩm mỹ.

Nên làm gì khi thấy những gân xanh nổi trên người: Giáo sư Anh chia sẻ cách xử lý - Ảnh 2.

Giãn tĩnh mạch tay tuy không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ.

3. Tĩnh mạch nổi quanh mắt  

Ai cũng có những tĩnh mạch ở quanh mắt, vùng trán hay vùng thái dương. Hầu hết chúng đều nằm sâu dưới da và bị che lấp bởi lớp mỡ dưới da. Tuy nhiên, một số người lại xuất hiện tĩnh mạch nổi cộm lên trên. 

"Điều này hoàn toàn bình thường vì tĩnh mạch nằm gần với bề mặt da hơn, lớp mỡ dưới da mỏng đi hoặc tĩnh mạch bị giãn hơn bình thường. Với những bệnh nhân này, tĩnh mạch càng xuất hiện rõ hơn mỗi khi họ bị nóng hoặc nổi giận", giáo sư Whiteley giải thích. 

Về phương pháp điều trị, tùy thuộc vào từng loại da, loại tĩnh mạch và kích thước tĩnh mạch mà bác sĩ sẽ có cách chữa khác nhau. Trong vài trường hợp, phương pháp lazer sẽ loại bỏ được các tĩnh mạch nhưng cũng có bệnh nhân cần phải thực hiện phẫu thuật. 

4. Tĩnh mạch nổi trên mặt  

Một trong những vị trí xuất hiện tĩnh mạch khiến cho bệnh nhân cảm thấy buồn chán nhất chính là trên khuôn mặt. Khi đó, bác sĩ sẽ gọi đó là giãn mao mạch, tức là hiện tượng phình giãn các mạch máu nhỏ và tĩnh mạch ngoại biên ở các vùng da mỏng trên khuôn mặt. 

"Các mao mạch trên mặt được điều trị bằng điện phân, ánh sáng hoặc laze cường độ mạnh, tùy thuộc vào kích cỡ và sự phân bố của tĩnh mạch", giáo sư  Whiteley cho biết. 

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh mãn tính mà khi đó van tĩnh mạch bị tổn thương, không thể đẩy máu lưu thông tốt, gây ứ đọng máu, tạo ra các triệu chứng viêm (sưng, nóng, đau), lâu dần gây giãn các tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân. Tĩnh mạch mang máu từ các mô và tế bào trở lại tim. Vì vậy, các tĩnh mạch ở chân phải làm việc chăm chỉ hơn để làm điều này do đi ngược lại trọng lực.

70 - 80% bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch là do di truyền. Ngoài ra, yếu tố nguy cơ khác bao gồm ăn ngọt, béo phì, lão hóa và mang thai.

Các triệu chứng chính của suy giãn tĩnh mạch bao gồm nặng nề, đau, tức, mệt mỏi, sưng, và thường ngứa, rát, tê, chuột rút, và chân không nghỉ.

Không phải ai bị bệnh suy giảm tĩnh mạch cũng cần điều trị. Nhưng nếu thấy tĩnh mạch sưng và đau, tạo ra các vết loét trên da, ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày, bạn nên đi khám bác sĩ.

Bởi những thay đổi làn da không được điều trị và lâu ngày có thể dẫn đến viêm loét hoặc vết thương không lành và thậm chí bị các cục máu đông.

Nguồn: Mayo Clinic

* Theo Daily Mail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại