Bức tranh lịch sử Jerusalem về cuộc tranh chấp kéo dài 1000 năm giữa Israel và Palestine

Tất Đạt |

Là một trong những thánh địa của thế giới, Jerusalem đang trở thành điểm nóng của giới Ả Rập sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 5/12 vừa qua.

Bức tranh lịch sử Jerusalem về cuộc tranh chấp kéo dài 1000 năm giữa Israel và Palestine - Ảnh 1.

Jerusalem là một thành phố Trung Đông nằm trên lưu vực sông giữa Địa Trung Hải và Biển Chết ở phía đông của Tel Aviv. Thành phố này là một trong những địa điểm linh thiêng nhất của cùng lúc 3 tôn giáo lớn trên thế giới: Thiên chúa giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo.

Bức tranh lịch sử Jerusalem về cuộc tranh chấp kéo dài 1000 năm giữa Israel và Palestine - Ảnh 2.

Ngày 14/5/1948, người đứng đầu Cơ quan Do Thái David Ben-Gurion công bố Tuyên ngôn Độc lập Israel, chính thức thành lập nhà nước Israel của người Do Thái. Ngay ngày hôm sau, liên quân 4 nước Ả Rập gồm Ai Cập, Syria, Jordan và Iraq cùng các đạo quân từ Yemen, Maroc, Ả Rập Saudi và Sudan phát động chiến tranh, hi vọng ngăn chặn Nhà nước Do Thái sơ khởi.

Bức tranh lịch sử Jerusalem về cuộc tranh chấp kéo dài 1000 năm giữa Israel và Palestine - Ảnh 3.

Sau một năm giao tranh, các nước đã đi tới thỏa thuận ngừng chiến và thành phố Jerusalem bị chia làm hai khu vực, ngăn cách bởi một bức tường và dây thép gai. Theo đó, phía Đông Jerusalem do người Jordan quản lý, phía Tây là của người Israel còn Ai Cập nắm quyền cai quản Dải Gaza.

Bức tranh lịch sử Jerusalem về cuộc tranh chấp kéo dài 1000 năm giữa Israel và Palestine - Ảnh 4.

Trong Chiến tranh Sáu ngày 1967 (ngày 5-10/6/1967), Israel chủ động tấn công các nước Ả Rập, thành công chiếm lại phía Đông Jerusalem từ Jordan, Dải Gaza từ Ai Cập và Cao nguyên Golan từ Syria. Sau đó, chính quyền Israel tuyên bố Jerusalem thống nhất là thủ đô của nhà nước Do Thái.

Bức tranh lịch sử Jerusalem về cuộc tranh chấp kéo dài 1000 năm giữa Israel và Palestine - Ảnh 5.

Năm 1980, chính phủ Israel công bố sắc lệnh Luật Cơ bản Jerusalem. Theo đó, thành phố này là "thủ đô vĩnh viễn và không thể chia cắt" của Israel. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế không chính thức công nhận động thái này của Israel theo Nghị quyết 478 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong khi đó, người Palestine vẫn luôn coi phía Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine.

Bức tranh lịch sử Jerusalem về cuộc tranh chấp kéo dài 1000 năm giữa Israel và Palestine - Ảnh 6.

Tuân thủ Nghị quyết 478, 22 trong số 24 quốc gia có Đại sứ quán (ĐSQ) tại Jerusalem đã chuyển địa điểm về Tel Aviv, 2 quốc gia còn lại là Costa Rica và El Salvador cũng di dời ĐSQ vào năm 2006. Từ đó tới nay, không quốc gia nào thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel hoặc đặt ĐSQ tại thành phố này.

Bức tranh lịch sử Jerusalem về cuộc tranh chấp kéo dài 1000 năm giữa Israel và Palestine - Ảnh 7.

Năm 1995, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Đại sứ quán Jerusalem, cho phép Mỹ đưa ĐSQ trở lại Jerusalem. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, đến nay các đời tổng thống Bill Clinton, George W. Bush hay Barack Obama đều không thực hiện điều này. Cứ 6 tháng 1 lần, các tổng thống Mỹ phải kí lệnh trì hoãn và giải trình tại sao không đưa ĐSQ tới Jerusalem.

Bức tranh lịch sử Jerusalem về cuộc tranh chấp kéo dài 1000 năm giữa Israel và Palestine - Ảnh 8.

Trong thông báo mới nhất được gửi đi ngày 5-6/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển ĐSQ tới địa điểm này. Quyết định của ông Trump đã gây nên một làn sóng phản đối dữ dội trong khắp thế giới Ả Rập, đặc biệt là Palestine.

Bức tranh lịch sử Jerusalem về cuộc tranh chấp kéo dài 1000 năm giữa Israel và Palestine - Ảnh 9.

Theo những người Palestine, Jerusalem thuộc về họ. Nghị quyết 58/292 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cũng khẳng định rằng những người Palestine có chủ quyền đối với Đông Jerusalem. Do đó, ông Trump sẽ vấp phải không ít trở ngại khi thực hiện tuyên bố của mình trong thời gian tới.

Ông Trump quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Nguồn: The New York Times

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại