5 siêu vũ khí của Nga: Táo bạo hay viển vông?

Trung Phạm |

Đây được xem là những dự án đầy táo bạo của Nga nhưng cũng có không ít chuyên gia cho rằng đó chỉ là trò phô trương quá lố, chứa đựng nhiều yếu tố viển vông.

Kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin lên nắm quyền năm 2000, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ với nhiều dự án chế tạo vũ khí tân tiến.

Chẳng hạn như năm 2015, Kremlin tuyên bố sẽ phát triển loạt xe tăng chiến đấu trang bị vũ khí laser hiện đại, hay như năm 2016 là hệ thống phòng thủ tên lửa đặt trên vũ trụ.

Một mặt, đây được xem là những dự án đầy táo bạo của Nga, gắn với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ quân sự. Song, cũng có không ít chuyên gia cho rằng đó chỉ là trò phô trương quá lố, chứa đựng nhiều yếu tố viển vông.

Nhưng dù bất cứ lý do gì, thiết nghĩ cũng cần điểm qua một số loại vũ khí để ít nhất cũng thấy được phần nào mong muốn làm chủ các hệ thống vũ khí hiện đại của Nga.

1. T-14 Armata – loại tăng có thể chiến đấu trên Sao Hỏa

Cuối tháng 8/2017, Sputnik - hãng truyền thông nhà nước Nga - đưa tin, mẫu xe tăng mới của nước này T-14 Armata có thể hoạt động được trong điều kiện khí hậu trên Sao Hảo.

Mặc dù chưa được sản suất hàng loạt nhưng Nga đang phát triển một mẫu tăng T-14 khá ấn tượng trong kế hoạch sản xuất loạt phương tiện thiết giáp Armata mới.

Theo Sputnik, tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata có thể vận hành ở nhiệt độ thấp tới -58 độ F (tương đương - 50 độ C).

Vấn đề là nhiệt độ trung bình trên Sao Hỏa là - 80 độ F và động cơ đốt trong của xe tăng có thể không chịu được khí quyển Sao Hỏa.

5 siêu vũ khí của Nga: Táo bạo hay viển vông? - Ảnh 1.

Tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata tiến vào Quảng trường Đỏ tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát xít Đức và kết thúc chiến tranh Thế giới thứ Hai ngày 9/5/2015. Ảnh: Business Insider

2. MiG-41 có thể bay trong vũ trụ

Giám đốc điều hành Hãng chế tạo máy bay MiG nói với các phóng viên hồi cuối tháng 8/2017 rằng, MiG-41 - tiêm kích đánh chặm kế nhiệm của MiG-31 - sẽ có thể bay được trong vũ trụ.

Mặc dù đã có các mẫu thiết kế cho loại tiêm kích đánh chặn mới này nhưng Nga sẽ chưa bắt đầu sản xuất MiG-41 cho tới giữa những năm 2020 và cũng chưa sẵn sàng triển khai cho tới ít nhất là năm 2035.

Tuy nhiên, đa phần các chuyên gia vẫn bày tỏ sự hoài nghi về năng lực tài chính mà Moscow dành cho dự án.

5 siêu vũ khí của Nga: Táo bạo hay viển vông? - Ảnh 2.

Tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Không quân Nga. Ảnh: Business Insider

3. Siêu tàu sân bay 115.000 tấn

Năm 2015, Nga tuyên bố nước này có kế hoạch phát triển tàu sân bay 100.000 tấn, gọi là Dự án 23000E Storm và dự kiến sẽ bắt đầu khởi đóng vào năm 2019.

Tuy nhiên, với việc Nga cắt giảm ngân sách quốc phòng và với một ngành công nghiệp đóng tàu nhiều khả năng không đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ, nhiều chuyên gia đã gán cho kế hoạch này cái mác "giấc mơ hão huyền".

Thế nhưng vừa mới tuần trước, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin lại cho biết Moscow có kế hoạch xây dựng một ụ khô lớn ở vùng Viễn Đông nên hoàn toàn có thể phát triển một tàu sân bay với lượng giãn nước từ 110.000 – 115.000 tấn.

Chiếc tàu này thậm chí còn lớn hơn cả USS Gerald R. Ford, tàu sân bay lớn nhất thế giới.

5 siêu vũ khí của Nga: Táo bạo hay viển vông? - Ảnh 3.

Siêu tàu sân bay 115.000 tấn hay giấc mơ hão huyền? Ảnh: Business Insider

4. Tàu vũ trụ mang bom hạt nhân

Tháng 7/2017, Nga cho biết đang xây dựng một tàu không gian tương tự như X-37B của Mỹ nhưng với một điểm khác biệt: có thể tấn công trái đất bằng các đầu đạn hạt nhân khi ở trên quỹ đạo.

Nhưng điểm đáng chú ý là năm 2010, Nga từng cáo buộc Mỹ vũ trang cho X-37B dù loại tàu vũ trụ này quá nhỏ để thực hiện nhiệm vụ đó.

Một tàu vũ trụ như vậy sẽ vi phạm luật pháp quốc tế và nhiều khả năng sẽ không thể được phát triển bởi nhiều lý do khác nữa.

5 siêu vũ khí của Nga: Táo bạo hay viển vông? - Ảnh 4.

Một máy bay ném bom Tu-160 của Nga. Ảnh: Warisboring

5. Tên lửa hạt nhân cài cắm dọc bờ biển Mỹ

Tháng 5/2017, trong bài viết trên tờ Komsomolskaya Pravda của Nga, Đại tá Viktor Baranetz - cựu phát ngôn viên Bộ quốc phòng Nga nói rằng Moscow đang âm thầm "cài cắm" dọc bờ biển Mỹ các tên lửa hạt nhân "chuột chũi" (tức cài sâu và ngủ yên cho tới khi nhận lệnh phát nổ).

Tuy nhiên, giới chuyên gia đặc biệt hoài nghi về thông tin trên và coi đây chỉ là đòn hù dọa của Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại