Phóng viên "đột kích" nhà máy sản xuất tiêm kích J-11 Trung Quốc: Phát hiện điều bất ngờ

Khang Minh |

Ngày 11/9 đài CCTV của Trung Quốc đã công khai ảnh phóng viên "đột kích" Công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương - nơi sản xuất tiêm kích J-11 và phát hiện nhiều điều giật mình.

Ngày 11/9 đài CCTV của Trung Quốc đã công khai hình ảnh phóng viên thăm Công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương - đơn vị chủ lực chế tạo tiêm kích J-11 của nước này và phát hiện thấy rất nhiều chiến đấu cơ J-11B đang nằm trong nhà chứa máy bay thử nghiệm, cho thấy loại tiêm kích này vẫn tiếp tục được sản xuất.

Điều đó cho thấy Không quân và không quân hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục mua tiêm kích J-11B, chứ không phải là J-11D mới nhất. Với việc hai lực lượng này vừa trang bị Su-35 (Nga), J-20 nội địa và mua thêm J-11B cho thấy không gian cho J-11D đang bị thu hẹp là sự thật không thể tranh cãi.

Vậy tại sao công ty máy bay Thẩm Dương phải bỏ hoặc giãn tiến độ J-11D, chuyển sang khôi phục sản xuất tiêm kích J-11B?

Nguyên nhân có thể là Không quân Trung Quốc xác định J-11B vẫn là chiến đấu cơ có ưu thế trên không, chứ không phải là máy bay đa năng.

Phóng viên đột kích nhà máy sản xuất tiêm kích J-11 Trung Quốc: Phát hiện điều bất ngờ - Ảnh 1.

Nhiều chiến đấu cơ J-11B đang nằm trong nhà chứa máy bay bay thử nghiệm.

Mặc dù những năm gần đây có không ít người cho rằng J-11B cải tiến cần phải hướng vào khả năng tác chiến đa năng, tăng cường khả năng đối đất, nhưng nhìn vào sự phát triển của F-15 của không quân Mỹ có thể thấy việc nghiên cứu ban đầu cũng được biết đến là không có khả năng tấn công đối đất, mục tiêu này cho đến nay vẫn chưa được thay đổi.

Thực tế, trong các cuộc chiến tranh cục bộ F-15 cũng đảm nhận nhiệm vụ như giành ưu thế trên không, đột kích trên không vùng tác chiến, rất ít dùng tấn công đối đất.

Nhiệm vụ tác chiến của J-11B Trung Quốc cũng vậy, vì thế tính năng máy bay và việc huấn luyện phi công cũng xoay quanh nhiệm vụ này để hoàn thành, mà thực tế nó khó có thể thực hiện tấn công đối đất, hơn nữa không quân Trung Quốc còn trang bị lượng lớn JH-7 và Su-30MKK có thể hoàn thành nhiệm vụ tấn công đối đất.

Tất nhiên tính năng tác chiến trên không của tiêm kích J-11B cũng được nâng cấp, đó là sử dụng hệ thống điện tử hàng không, radar mảng pha chủ động thế hệ mới của J-11D thay cho các hệ thống và khí tài nguyên bản của J-11B.

Phóng viên đột kích nhà máy sản xuất tiêm kích J-11 Trung Quốc: Phát hiện điều bất ngờ - Ảnh 2.

Chiến đấu cơ JH-7 của Không quân Trung Quốc.

Đồng thời vũ khí của nó cũng được trang bị mới, đó là tên lửa không đối không tầm trung - xa PL-15, tên lửa không đối không dùng đầu dò hồng ngoại PL-10 để nâng cao khả năng không chiến của máy bay. Kết cấu của J-11B cũng được thay đổi, kết cấu thiết kế của nó ban đầu là Su-27 thế hệ một, cũng là T-10S.

Sau những cải tiến như vậy, J-11B hoàn toàn có thể áp đảo được chiến đấu cơ của nước láng giềng và khu vực như Su-30MKI, F-15J, F-16 Block 20, Mirage -2000-5 và Rafale F3, điều này đã có thể đáp ứng được yêu cầu của không quân Trung Quốc.

Có thể suy đoán, sau khi khôi phục sản xuất J-11B với cấu hình nâng cấp như trên thì rõ ràng khả năng tấn công mặt đất không còn là yêu cầu cấp bách nữa.

Trong bối cảnh F-22 và F-35 được triển khai lượng lớn ở gần Trung Quốc, thì dù có trang bị thêm J-11B nhiều hơn nữa Không quân Trung Quốc cũng khó thể cải thiện được đang kể sự thất thế của lực lượng này khi đối mặt với những chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 tối tân của Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại