Đi tiểu nhiều không phải lúc nào cũng báo hiệu bệnh nặng, và đây là cách khắc phục

Mai Trần |

Chứng đi tiểu thường xuyên là hiện tượng gặp ở nhiều người. Làm sao để đoán định nguyên nhân và xử trí tình trạng khó chịu này?

1. Tiểu đường tuýp 2

3/4 người mắc bệnh tiểu đường luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu thường xuyên. Khi lượng đường trong máu cao, thận tạo thêm nước tiểu để lọc lượng đường dư thừa

Biện pháp: Kiểm tra lượng đường trong máu và có kế hoạch điều trị cụ thể.

2. Viêm bàng quang

Tiểu thường xuyên kèm cảm giác bỏng rát là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào thận, bàng quang, niệu đạo. Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi

Biện pháp: Xét nghiệm nước tiểu và điều trị kháng sinh

3. Cơ sàn chậu yếu

Són tiểu khi ho, hắt hơi, cười, nhảy, nhấc vật nặng do không tự chủ (kiểm soát được)

Nguyên nhân chủ yếu khiến cơ sàn chậu yếu là sinh con, ở phụ nữ lớn tuổi là do giảm estrogen. Cơ sàn chậu yếu cũng có thể xảy ra ở nam giới.

Biện pháp: Áp dụng các bài tập sàn chậu. Xác định vị trí cơ sàn chậu bằng cách tưởng tượng rằng đang cố gắng để ngăn dòng chảy nước tiểu. Ngồi và ép chặt các cơ sàn chậu 10 lần, giữ hơi thở đều đặn.

4. Thuốc men

Một số loại thuốc có thể gây ra bàng quang hoạt động quá mức - bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc thường dùng cho huyết áp cao, thuốc giảm đau nhóm opioid.

Biện pháp: Yêu cầu bác sĩ kê thuốc thay thế các loại thuốc trên.

5. Phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt liên tục phát triển trong cuộc sống của nam giới, có thể gây áp lực lên bàng quang và gây tiểu thường xuyên.

Biện pháp: Thay đổi lối sống, tránh uống chất lỏng trong vòng 1 tiếng trước khi đi ngủ, hạn chế uống rượu, caffeine, tập thể dục thường xuyên.

Tùy theo triệu chứng nhẹ hay nặng sẽ được bác sĩ kê thuốc finasteride hoặc dutasteride. Các loại thuốc này giúp giảm ảnh hưởng của hocmon DHT trong tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, phản ứng phụ của những thuốc này là gây liệt dương.

6. Uống nhiều trà và cà phê

Đi tiểu nhiều không phải lúc nào cũng báo hiệu bệnh nặng, và đây là cách khắc phục - Ảnh 1.

Chuyển sang các loại đồ uống không có caffeine, giảm bớt rượu

Caffeine trong trà và cà phê, rượu lợi tiểu làm tiểu thường xuyên.

Biện pháp: Chuyển sang các loại đồ uống không có caffeine, giảm bớt rượu, tránh uống chất lỏng trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ.

7. Ăn nhiều muối

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giảm lượng muối sẽ làm giảm số lượng lần đi vệ sinh. Thận cân bằng lượng muối trong máu bằng cách sinh nước tiểu.

Biện pháp: Mạng lưới dịch vụ y tế quốc tế Anh (NHS) khuyến cáo người lớn không ăn quá 6g muối mỗi ngày. Kiểm tra kĩ thành phần của sản phẩm.

8. Uống nhiều nước

Uống nước tốt cho cơ thể, nhưng nếu bạn đi tiểu thường xuyên đó cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn uống quá nhiều nước. Cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu khuyến cao nam giới nên uống 2,5 lít nước/ ngày và nữ giới là 2 lít/ngày. Tuy nhiên, không bắt buộc phải uống đủ lượng nước trên.

Cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu cho biết, 20 – 30% lượng nước trên đến từ thực phẩm, trong đó có cả trái cây và rau củ. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt nghĩa là bạn uống đủ nước, nước tiểu có màu vàng sẫm hoặc màu tối cảnh báo thiếu nước.

Biện pháp: Uống ít nước hơn. Lưu lại lượng nước bạn uống bằng một ứng dụng để dễ kiểm soát.

*Theo Mirror

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại