Những thần thoại bí ẩn về nhật thực vòng quanh thế giới

Mỹ Huyền |

Trước đây, con người chưa biết cách thức hoạt động của hệ măt trời, do đó họ giải thích hiện tượng nhật thực dựa trên những gì họ biết.

Các nền văn hóa trên khắp thế giới có các thần thoại và truyền thuyết để lý giải hiện tượng nhật thực. Những cách giải thích này phân thành hai loại: giải thích ý nghĩa của nhật thực và giải thích vì sao xảy ra nhật thực.

Những thần thoại bí ẩn về nhật thực vòng quanh thế giới - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Điềm báo

Đối với một số tộc người cổ đại, việc mặt trời biến mất như thế nào không quá quan trọng. Thay vào đó, họ quan tâm nhật thực có ý nghĩa gì về tương lai. Dưới đây là một số ví dụ về điềm báo nhật thực theo tư duy cổ đại:

Trung Quốc: Nhật thực là tin tốt, miễn là nó được dự đoán trước. Vẫn còn một số tranh cãi về tính xác thực, nhưng câu chuyện về Hsi và Ho là một trong những truyền thuyết lâu đời nhất liên quan đến nhật thực trong lịch sử.

Hơn 4000 năm trước, người Trung Quốc cho rằng nhật thực là điềm lành về sức khỏe và sự thịnh vượng của hoàng đế, miễn sao các nhà thiên văn học của họ dự đoán được. Không may, Hsi và Ho không phải các nhà thiên văn tài giỏi.

Họ đã không dự đoán được, nhật thực đến khiến trời đất tối đen và con người hoảng loạn – các nhà thiên văn học hiện đại cho rằng sự kiện này xảy ra ngày 22/10/2134 TCN. Cuối cùng, Hsi và Ho bị xử tử vì thất bại của mình.

Babylon: Nhật thực là điềm xấu cho vua. Người Babylon cổ đại tin rằng nhật thực là điềm báo cực kỳ xấu đối với nhà vua, đặc biệt nếu nó đến bất ngờ.

Khi các nhà thiên văn học Babylon tin sắp xảy ra nhật thực, họ sẽ phế truất vua và thay ông ta bằng một người thế mạng. Mồi nhử này sẽ hấp thu toàn bộ hiểm họa, và ngay khi mặt trời trở lại, vị vua đích thực cũng an lành.

Togo và Benin: Nhật thực là thời điểm để hòa giải những khác biệt. Có một câu chuyện được kể giữa những người Batammaliba ở Togo và Benin rằng mặt trời và mặt trăng chìm trong một cuộc tranh đấu vĩnh cửu.

Mỗi dịp nhật thực là một trận chiến trong cuộc chiến bất tận đó, và cũng là dấu hiệu về điều sẽ xảy ra nếu bạn để lòng hận thù vượt khỏi kiểm soát. Vì vậy, khi mặt trăng phủ bóng lên Trái Đất, người Batammaliba coi đó là lời nhắc nhở hãy giảng hòa với hàng xóm của họ.

Hy Lạp: Nhật thực đồng nghĩa các vị thần đang nổi giận với con người. Dân Hy Lạp cổ đại coi bóng đen phủ lên mặt đất là dấu hiệu của việc Zeus và tập đoàn thần thánh giận dữ với nhân loại.

Có nhiều thông tin khác nhau về việc người Hy Lạp sẽ làm. Nhưng một câu chuyện nổi tiếng được kể bởi sử gia Herodotus về một sự kiện nhật thực xảy ra năm 585 TCN khiến chiến trường cuộc chiến giữa Lydians và Medes tối đen. Và rồi, mỗi người lính buông binh khí và chiến tranh kết thúc ngay sau đó.

Những thần thoại bí ẩn về nhật thực vòng quanh thế giới - Ảnh 2.

HÌnh minh họa

Nguồn gốc

Một số truyền thuyết khác từ thời cổ đại trấn an mọi người rằng nhật thực chỉ là một hoạt động bình thường của vũ trụ. Chúng có thể chồng chéo các câu chuyện “điềm báo” .

Tộc Pomo ở miền bắc Califonia (Mỹ) nói rằng một con gấu sẽ cắn một miếng mặt trời sau đó cắn một miếng mặt trăng, giải thích tại sao nhật thực luôn luôn đi kèm nguyệt thực trước đó. Ở Hàn Quốc thì có một cặp chó lửa cố đánh cắp mặt trời.

Ấn Độ: Sự báo thù của quỷ dữ. Về cơ bản, đây là một câu chuyện khác về thứ gì đó cố ăn mặt trời, nhưng nó đủ khác biệt để mô tả chi tiết hơn.

Từ rất lâu rồi, con quỷ Rahu trong thần thoại Hindu đã cải trang thành một vị thần để ăn cắp thuốc bất tử, nhưng bị mặt trời và mặt trăng bắt được và báo cho thần Vishnu. Rahu đã uống một ngụm thuốc nhỏ, nhưng Vishnu đã cắt cổ ông trước khi thuốc đến cổ họng.

Kết quả, thân thể của Rahu chết đi nhưng cái đầu thì bất tử. Và thế, Rahu rong ruổi khắp vũ trụ, thỉnh thoảng nuốt mặt trời và mặt trăng. Thiên thực kết thúc khi mặt trời hay mặt trăng thoát khỏi lỗ hở ở cổ Rahu.

Những thần thoại bí ẩn về nhật thực vòng quanh thế giới - Ảnh 3.

Rahu nuốt mặt trời trong thần thoại Hindu (ART BY OHNIOS/DEVIANT ART)

Ai Cập: Hầu như không có gì cả. Đây là một ví dụ về sự kỳ lạ cực kỳ hiếm. Các sử gia và nhà khảo cổ tìm thấy rất ít tài liệu liên quan đến nhật thực trong thần thoại Ai Cập cổ đại – khi mà tín ngưỡng của Ai Cập gần như xoay xung quanh việc thờ phụng mặt trời.

Theo một số giả thuyết, điều này có thể vì nhật thực được xem như đối nghịch với mọi thức tốt đẹp, vì thế nó quá kinh khủng để ghi chép lại. Hoặc có khả năng tất cả sách giáo khoa thiên văn của Ai Cập cổ đại đều nằm ở Thư viện Alexandria, và cuối cùng thì cháy sạch.

Tin hay không thì tùy, trong thế giới hiện đại vẫn còn nhiều lời đồn thổi vô căn cứ về hiện tượng mặt trời. Ví dụ, E.C. Krupp – giám đốc Đài thiên văn Griffith (Mỹ) cho biết mỗi lần có nhật thực, ông nhận được hàng chục cuộc gọi hỏi liệu nó có gây hại cho trẻ chưa sinh không, tất nhiên là không.

Có một biện pháp phòng ngừa tai hại từ thời cổ đại mà chúng ta nên làm theo. Người Navajo và các thổ dân ở Mỹ khác tin rằng nhìn vào mặt trời khi có nhật thực là một ý tưởng tồi tệ và họ đã đúng.

Ảnh/ Nguồn: Curiosity

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại