Samurai "độc cô cầu bại" và trận đánh hạ gục cao thủ chém chim nhạn bay, xẻ đôi lá liễu

Gabe |

Miyamoto Musashi là samurai đầu tiên và cũng là duy nhất trong suốt lịch sử Nhật Bản chưa để thua 1 trận nào. Đó cũng là lý do ông có biệt danh "Độc cô cầu bại".

Miyamoto Musashi (được gọi là Cung Bản Vũ Tàng) sinh 1584 - mất năm 1645. Chỉ hơn 60 năm sống trên cuộc đời nhưng ông đã vẽ nên 1 tượng đài vĩ đại mà không tay kiếm nào có thể đạt tới. Musashi sinh ra và lớn lên vào thời kỳ loạn lạc khi nội chiến liên miên, các lãnh chúa thi nhau tranh giành quyền lực.

Và đương nhiên, thời thế tạo anh hùng, không để lại cho cuộc đời 1 vị tướng như Oda Nobunaga, nhưng nhắc tới Musashi, người ta nhắc tới 1 samurai độc nhất vô nhị, kiếm sĩ duy nhất trong suốt chiều dài lịch sử Nhật Bản chưa từng thua một trận nào.

Con đường trở thành tay kiếm vĩ đại

Phần lớn các chi tiết còn lưu lại đến ngày nay về thời thơ ấu của Musashi thường khá mơ hồ tuy nhiên phần lớn mọi người đồng ý rằng ông được sinh ra trong một gia đình danh giá, bố ông là Shinmen Munisai, là một chiến binh thiện chiến và cũng chính là người thầy đầu tiên về kiếm thuật và tư tưởng samurai cho Musashi.

Samurai độc cô cầu bại và trận đánh hạ gục cao thủ chém chim nhạn bay, xẻ đôi lá liễu - Ảnh 1.

Nhưng cuộc đời không lường trước được điều gì, năm 10 tuổi, biến cố lớn nhất cuộc đời của Musashi diễn ra, cha mẹ đột ngột qua đời, những người thân còn lại thì ruồng rẫy, chối bỏ vì cá tính quá mạnh của ông.

Bơ vơ khắp nơi, Musashi cuối cùng cũng may mắn được thiền sư Takuan Shoho nuôi dạy. Takuan có thể coi là người có ảnh hưởng tới Musashi nhiều nhất, tuy không dạy kiếm nhưng triết lý sống và cả khả năng thi phú tuyệt đỉnh của bậc đại sư đã giúp Musashi trở thành 1 người tinh thông cả kiếm thuật lẫn thi ca, nghệ thuật.

Samurai độc cô cầu bại và trận đánh hạ gục cao thủ chém chim nhạn bay, xẻ đôi lá liễu - Ảnh 2.

Tài năng kiếm thuật của Musashi bộc lộ rất sớm. Năm 13 tuổi, ông đã đánh bại 1 samurai lớn tuổi hơn trong trường học chỉ bằng 1 thành kiếm gỗ dài 1,8m. Ba năm sau, Musashi lại vướng vào 1 trận đấu sinh tử với kiếm sĩ tài năng Tadashima Akiyama và tất nhiên, chàng thanh niên có tài năng thiên bẩm kia vẫn là kẻ chiến thắng.

Đến tuổi trưởng thành, dường như ngộ ra điều gì đó, Musashi từ bỏ kiếm thép, chỉ dùng kiếm gỗ và không giết chết kẻ thù sau mỗi trận tử chiến nữa. Điển hình là lần đối đầu với lãnh chúa Matsudaira. Ông thách đấu với những võ sĩ hàng đầu, giỏi nhất trong thành. Thậm chí, ngay cả lãnh chúa Matsudaira cũng đích thân đối đầu với Musashi khi thuộc hạ đã ngã gục hết.

May mắn cho Matsudaira và người của ông ta là Musashi sử dụng kiếm gỗ và từ bỏ thói quen hạ sát đối thủ. Cũng chính vị lãnh chúa này tâm phục khẩu phục nhận thua rồi mời kiếm khách tài ba kia ở lại làm thầy.

Miyamoto Musashi và những trận chiến để đời

Năm 1604, Musashi thách đấu với dòng họ đứng đầu 1 trong những ngôi trường lớn nhất thành phố, dòng họ Yoshioka.

Seijuro Yoshioka - là niềm tự hào của dòng họ, là 1 trong những tay kiếm tài năng nhất nơi đây, nhưng khi đối đầu với Musashi, anh ta trở nên khổ sở trước những đường kiếm tốc độ, uy lực. Cuộc đấu tay đôi này sử dụng kiếm bằng gỗ (bokken) và luật lệ giống như nhiều trường hợp khác tuy nhiên, kết thúc không phải là cái chết.

Musashi đã có chiến thắng 1 cách thuyết phục trước đối thủ khi ông nhanh chóng áp đảo và đánh gãy cánh tay của Seijuro. Sau trận đánh, Seijuro từ bỏ nghiệp binh đao và trở thành một thiền sư nổi tiếng.

Samurai độc cô cầu bại và trận đánh hạ gục cao thủ chém chim nhạn bay, xẻ đôi lá liễu - Ảnh 3.

Trận thứ 2, Musashi phải đấu với Denshichiro Yoshioka, anh trai của Seijuro, Anh ta đã thách thức Musashi để lấy lại danh dự cho dòng họ của mình và yêu cầu trận đấu sẽ kết thúc theo phong tục. Điều đó có nghĩa là sẽ có đổ máu!

Tiếc cho 1 kiếm sĩ có tài, Denshichiro cũng không thể chống lại lối đánh như vũ bão của Musashi và cuối cùng đã bị giết chết theo đúng quy ước ban đầu.

Những chiến thắng vang dội trước gia tộc Yoshioka mang lại danh tiếng cho Musashi nhưng trận đấu làm nên tên tuổi của ông trong lịch sử thì phải kể đến chiến thắng trước Sasaki Kojiro.

Sasaki Kojiro có biệt hiệu là Ngạn Liễu (người ta đồn Kojiro giỏi đến nỗi có thể chém được cả cánh nhạn bay trên trời hay sẻ đôi được lá liễu đang bay trong gió), mang theo mình thanh trường kiếm dài đến kỳ lạ mang tên Sào Phơi. Đây là 1 trong những samurai nổi tiếng nhất thời đại bấy giờ bởi tài năng vô song của mình.

Samurai độc cô cầu bại và trận đánh hạ gục cao thủ chém chim nhạn bay, xẻ đôi lá liễu - Ảnh 4.

Theo nhiều tài liệu để lại, trước khi trận chiến chính thức bắt đầu, Musashi đã sử dụng tâm lý chiến với Kojiro khi cố tình đến muộn 1 tiếng đồng hồ, khiến đối phương lâm vào tình trạng bực bội, khó chịu và có phần nôn nóng!

Đều là tài năng kiệt xuất vào thời bấy giờ, trận chiến giữa 2 samurai này diễn ra vô cùng quyết liệt và mạnh mẽ. Nhưng điểm thú vị là, trong khi Kojiro sử dụng cây trường kiếm Sào Phơi thì Musashi chỉ dùng 1 cây kiếm gỗ được đẽo bằng mái chèo.

Nó càng khẳng định được tài năng của Musahi hơn khi ông tận dụng sơ hở của đối phương và đâm thẳng thanh kiếm gỗ vào sườn Kojiro!

Tài năng thiên bẩm và sự buông bỏ đúng lúc

Chiến thắng đầy kịch tính, giết chết được đối thủ mạnh nhất kể từ khi xuất đạo đến nay, nhưng Musashi không hề vui mừng, thoải mái. Thay vào đó là sự tiếc nuối, chán chường khi không thể tìm đâu ra đổi thủ xứng tầm.

Năm 30 tuổi, sau hơn 60 chiến thắng lớn nhỏ, Musashi quyết định buông bỏ, không tham gia thêm bất cứ trận đánh nào nữa.

Cũng kể từ đó, ông không màng thế sự, chuyên tâm luyện kiếm, dạy kiếm, nghiên cứu binh pháp, kiếm đạo và cả thiền! Không dừng lại ở đó, Độc cô cầu bại Musashi còn thử sức ở nhiều bộ môn nghệ thuật, từ thi ca, thư pháp đến điêu khắc, vẽ tranh.

Nhưng dù ở lĩnh vực nào, ông cũng cố gắng xóa bỏ lối mòn, khát khao tìm được những sáng tạo mới, giống như những gì ông làm được với kiếm pháp khi sáng tạo ra Nhị đao nhất.

Samurai độc cô cầu bại và trận đánh hạ gục cao thủ chém chim nhạn bay, xẻ đôi lá liễu - Ảnh 5.

Cuốn sách Ngũ Luân Thư của Musashi được dịch sang tiếng Anh.

Cũng từ những cố gắng đó, tinh hoa cả đời của Musashi được ông đúc kết lại trong quyển binh thư Go Rin No Sho tức Ngũ Luân Thư, thậm chí nó còn được dịch ra tiếng anh với tên gọi A Book of Five Rings!

Đó là sự tổng hợp cả binh pháp chiến trận lớn đến những tinh túy của nghệ thuật chiến đấu 1 - 1, cách đánh cận chiến hay cách rèn luyện nhãn quan chiến thuật. Nhưng tâm huyết của Musashi không dừng lại tại đó, cuốn Ngũ Luân Thư không chỉ dành cho những nhà nghiên cứu quân sự mà còn hữu ích cả đối với những người khát khao thành công, khát khao sáng tạo.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại