Cá tháng Tư - Những "cú lừa thế kỷ" cư dân mạng Việt Nam dành cho báo Trung Quốc

Nam Đồng |

Trong vài năm gần đây, đã có khá nhiều lần báo chí Trung Quốc mắc phải "quả lừa" từ những thông tin trôi nổi trên các diễn đàn, trang mạng xã hội tại Việt Nam.

"Cú lừa đầu tiên" diễn ra trong năm 2014, khi đó nhiều tờ báo lớn của Trung Quốc, trong đó có cả Thời báo Hoàn Cầu (một phụ bản của Nhân dân Nhật báo) đã đăng một tấm ảnh chụp module tác chiến thuộc hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 dạng rời và nhận định rằng đó là của Việt Nam.

Cá tháng Tư - Những cú lừa thế kỷ cư dân mạng Việt Nam dành cho báo Trung Quốc - Ảnh 1.

Bức ảnh được chú thích là tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 của Việt Nam xuất hiện trên Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc

Nhưng sau đó, nguồn gốc bức ảnh đã được xác định là xuất phát từ một trang facebook vốn thường xuyên chia sẻ các tấm hình "chế", ảnh biến tấu về người lính và khí tài quân sự. Logo mang hình ảnh "Cao sao vàng" được đóng theo dạng dấu chìm trên bức ảnh thực sự đã khiến cho nhiều người không nhịn được cười khi thấy nó xuất hiện trên truyền thông nước ngoài.

Cá tháng Tư - Những cú lừa thế kỷ cư dân mạng Việt Nam dành cho báo Trung Quốc - Ảnh 2.

Thông tin Việt Nam mua xe tăng T-90SV xuất hiện trên trang sina của Trung Quốc

Sang đến ngày Cá tháng Tư năm 2016, trang mạng sina của Trung Quốc lại đăng tải thông tin cho biết, Việt Nam đã chi 650 triệu USD để mua từ Nga 130 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90SV.

Có thể dễ dàng nhận ra điểm bất thường trong tin tức trên đó chính là mã sản phẩm T-90SV, được diễn giải rằng đây là phiên bản xe tăng T-90S sản xuất theo yêu cầu riêng từ phía Việt Nam - một tên định danh không có thực.

Tiếp đó là giá trị quá cao của hợp đồng, ước tính lên tới trên 5 triệu USD/xe, cao hơn cả đơn giá dành cho biến thể tối tân nhất T-90MS.

Cá tháng Tư - Những cú lừa thế kỷ cư dân mạng Việt Nam dành cho báo Trung Quốc - Ảnh 3.

Thông tin Việt Nam mua 130 xe tăng T-90 với giá 650 triệu USD xuất hiện trên trang Facebook nổi tiếng của Việt Nam

Tương tự trường hợp Pantsir-S1, nguồn gốc tin tức trên nhanh chóng được xác định là xuất phát từ một trang facebook nổi tiếng của Việt Nam. 

Với một dòng trạng thái mang tính chất vui vẻ như trong ảnh, trừ khác biệt ở mã định danh T-90AV thì nội dung hoàn toàn trùng khớp với những gì sina đăng tải. Nhiều khả năng sau đó đã có một số thành viên lấy lại dòng status này để tham gia bàn luận trên các diễn đàn quân sự quốc tế và thông tin trên đã đến được với sina.

Cá tháng Tư - Những cú lừa thế kỷ cư dân mạng Việt Nam dành cho báo Trung Quốc - Ảnh 4.

Xe tăng T-90 của Việt Nam?

Cuối cùng vào tháng 9 năm ngoái, trên trang sina lại có ảnh một chiếc xe tăng T-90 với phù hiệu cờ đỏ sao vàng của Quân đội Nhân dân Việt Nam và 2 sĩ quan đứng phía trước, trông vóc dáng của họ khá giống người Việt. Tấm ảnh này xuất hiện ngay sau khi truyền thông Nga cho hay Việt Nam có thể sớm đặt mua số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực T-90.

Cá tháng Tư - Những cú lừa thế kỷ cư dân mạng Việt Nam dành cho báo Trung Quốc - Ảnh 5.

Ảnh gốc đã được tìm thấy để mang ra đối chiếu

Tuy nhiên lần này cư dân mạng Trung Quốc đã tinh mắt hơn, hoặc cũng có thể họ nhận ra tấm ảnh quen thuộc nên đã nhanh tay tìm được file gốc để so sánh. Đây rõ ràng là một sản phẩm photoshop được tạo ra nhằm ăn theo sự kiện nóng, vì logo bên sườn xe tăng là phù hiệu của Không quân chứ không phải của Binh chủng Tăng - Thiết giáp Việt Nam.

Sau vài lần bị "leo cây", rõ ràng phía Trung Quốc đã cẩn thận hơn rất nhiều trong việc tiếp nhận thông tin hay hình ảnh từ Việt Nam với quyết tâm không thể để bị qua mặt thêm một lần nữa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại