Vừa tìm thấy Hệ Mặt trời 2.0, NASA lại phát hiện cả gió, lốc xoáy trên sao Hỏa

Trang Ly |

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, robot tự hành trên sao Hỏa Curiosity vừa có phát hiện bất ngờ trên hành tinh đỏ.

Hành tinh thứ tư (tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ) luôn được cho là một "hành tinh chết", nhưng với phát hiện bất ngờ của robot "mật thám" tự hành Curiosity, các nhà khoa học vũ trụ có thể phải xem lại nhận định trên.

Dựa theo hình ảnh mới nhất mà tàu thăm dò và robot Curiosity gửi về Trái Đất, các nhà khoa học NASA nhận thấy trên bề mặt sao Hỏa có những cơn bão bụi và gió lớn tại dải sườn núi Sharp, thuộc khu vực miệng núi lửa Gale Crater.

Vừa tìm thấy Hệ Mặt trời 2.0, NASA lại phát hiện cả gió, lốc xoáy trên sao Hỏa - Ảnh 1.

Khu vực miệng núi lửa Gale Crater trên sao Hỏa. Ảnh: Internet.

Ashwin Vasavada, nhà khoa học thuộc Dự án robot tự hành Curiosity của NASA, cho biết: "Sau phát hiện bất ngờ này, robot của NASA sẽ tiếp tục có những chuỗi ngày bận rộn nghiên cứu hướng đi và thời gian di chuyển của các luồng gió dọc sườn núi Sharp.

Chúng tôi muốn tìm hiểu sức ảnh hưởng của gió trên sao Hỏa đến các cồn cát, để từ đó, chúng tôi có cơ sở phân tích các cồn cát cổ đại và hiện đại tại hành tinh này."

Phát hiện này cho thấy, rất có thể gió đã hình thành và xuất hiện trên sao Hỏa cách đây hàng tỷ năm và ngày nay gió vẫn thổi trên bề mặt hành tinh đỏ để định hình bề mặt đất đá của nó. Sao Hỏa là một hành tinh "sống động", không phải là hành tinh "chết" mà nhiều người vẫn nghĩ.

Vừa tìm thấy Hệ Mặt trời 2.0, NASA lại phát hiện cả gió, lốc xoáy trên sao Hỏa - Ảnh 2.

Robot "mật thám" tự hành Curiosity của NASA. Ảnh: Wikipedia.

Hiện, Curiosity đang tiếp tục theo dõi hướng chuyển động của cơn bão bụi cũng như quan sát quãng đường mà các luồng gió này di chuyển.

Các nhà thiên văn cho biết, trong số các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, ngoài Trái Đất ra, thì họ mới tìm thấy gió xuất hiện trên sao Hải Vương và sao Thổ.

Phát hiện mới nhất của robot tự hành Curiosity của NASA đánh dấu ý nghĩa quan trọng trong hành trình tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên hành tinh đỏ.

Trước đó, vào tháng 9/2015, NASA tuyên bố tìm thấy dòng nước mặn chảy trên bề mặt sao Hỏa vào mùa nóng. Cùng với phát có dấu hiệu nước và gió, các nhà khoa học có thêm hy vọng sao Hỏa là nơi con người có thể sinh sống được trong tương lai.

Dưới đây là những hình ảnh động mà Curiosity thu về được trên bề mặt sao Hỏa:

Vừa tìm thấy Hệ Mặt trời 2.0, NASA lại phát hiện cả gió, lốc xoáy trên sao Hỏa - Ảnh 3.

Những cơn lốc xoáy có tên Dust devil trên sao Hỏa.

Vừa tìm thấy Hệ Mặt trời 2.0, NASA lại phát hiện cả gió, lốc xoáy trên sao Hỏa - Ảnh 4.

Sự thay đổi các cồn cát lớn trên sao Hỏa trong 1 ngày, chứng tỏ chúng đã được các cơn gió định hình.

Trước đó, cũng trong hành trình tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh, tại cuộc họp báo ở New York (Mỹ) ngày 22/2/2017, NASA tuyên bố phát hiện chấn động của kính thiên văn hồng ngoại Spitzer: Tìm thấy Hệ Mặt Trời 2.0 (có 7 hành tinh quay quanh ngôi sao mẹ), cách Trái Đất 40 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Bảo Bình. 

Hệ Mặt Trời 2.0 có tên TRAPPIST-1 được xem là "bến đỗ" đầy hứa hẹn cho loài người trong hành trình khám phá những hành tinh có khả năng tồn tại và duy trì sự sống để trong tương lai không xa, loài người có thể di trú lên đó sinh sống. (Đọc bài chi tiết).

Ảnh gif: NASA - Dịch từ: Dailymail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại