5 triệu chứng lạ "tố" dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường

BS Thu Vân (theo Univadis / Health) |

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường týp 2 không biết họ đang bị bệnh cho đến khi xét nghiệm máu cho thấy mức độ đường huyết bất thường, hoặc cho đến khi bệnh tiến triển và biến chứng nghiêm trọng bắt đầu xảy ra.

5 triệu chứng lạ tố dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường - Ảnh 1.

Dưới đây những triệu chứng lạ có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường mà bạn cần cảnh giác:

Lợi bị viêm hoặc nhiễm trùng

Viêm nha chu, hay còn được gọi là bệnh lợi, có thể là dấu hiệu sớm của tiểu đường týp 2.

Nghiên cứu trên tờ Tạp chí Nghiên cứu và Chăm sóc người bệnh Tiểu đường BMJ Open Diabetes Research & Care chỉ ra rằng những người bị bệnh lợi đặc biệt là những người bị nặng có nguy cơ bị tiểu đường (cả được chẩn đoán và không được chẩn đoán) và tiền tiểu đường cao hơn những người không bị bệnh lợi.

Mối liên quan giữa bệnh lợi và tiểu đường không phải là mới và xuất hiện theo cả 2 cách: bệnh này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh kia và ngược lại.

Đổi màu da

Rất lâu trước khi bạn thực sự bị tiểu đường, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi màu da sẫm ở sau cổ.

Tình trạng này được gọi là thuật ngữ chuyên môn được gọi là acanthosis nigricans, và đây thường là dấu hiệu của đề kháng insulin – mất độ nhạy với loại hormon mà cơ thể sử dụng để điều chỉnh đường – có thể thực sự dẫn đến tiểu đường.

Trong một số trường hợp hiếm, acanthosis nigricans cũng có thể gây nang buồng trứng, hormon hoặc rối loạn tuyến giáp, ung thư.

Một số thuốc nhất định và các chế phẩm bổ sung, gồm thuốc viên kiểm soát sinh và cortocosteroid có thể là nguyên nhân.

Cảm giác lạ ở bàn chân

Khoảng 10% đến 20% số người được chẩn đoán mắc tiểu đường bị một số tổn thương thần kinh liên quan đến căn bệnh này.

Trong giai đoạn đầu, tình trạng này có thể không đáng kể. Bạn có thể cảm thấy tê ngứa ở chân hoặc giảm độ nhạy, mất thăng bằng.

Tất nhiên, cảm giác lạ có thể là do những nguyên nhân đơn giản như đi giầy cao gót, đứng một chỗ quá lâu.

Nhưng cũng có thể gây ra bởi những tình trạng nghiêm trọng khác như xơ cứng rải rác, vì vậy, cần đi khám bác sĩ khi thấy cảm giác này xuất hiện.

Giảm thính lực hoặc thị lực

Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương võng mạc và làm cho hàm lượng chất dịch xung quanh nhãn cầu thay đổi, khiến bạn bị nhìn mờ hoặc suy giảm thị lực.

Khi đường huyết trở lại bình thường, thị lực thường được phục hồi nhưng nếu tiểu đường không được kiểm soát trong thời gian dài, tổn thương có thể là vĩnh viễn.

Ngoài ra, đường huyết cao có thể cũng ảnh hưởng tới các tế bào dây thần kinh trong tai và gây suy giảm thính lực.

Ngủ trưa dài

Một đánh giá khoa học chỉ ra rằng những người thường xuyên ngủ trưa dài có nguy cơ bị tiểu đường týp 2 cao hơn 45% so với những người ngủ ít hoặc không ngủ.

Các tác giả cho rằng không phải ngủ trưa dài gây bệnh tiểu đường nhưng đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những rối loạn bên trong như thiếu ngủ, trầm cảm hoặc ngưng thở khi ngủ, tất cả những tình trạng này có liên quan tới tăng nguy cơ bị tiểu đường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại