Tiến sĩ, Bác sĩ Bệnh viện K tư vấn phát hiện sớm ung thư ở trẻ em

BBT |

Để giúp cha mẹ hiểu căn bệnh ung thư ở trẻ, TS. BS Phạm Thị Việt Hương, Khoa Nhi Bệnh viện K Trung ương đã tư vấn về chủ đề "Ung thư trẻ em: Cách phát hiện những dấu hiệu sớm".

Nhiều người vẫn nghĩ rằng ung thư là căn bệnh chỉ gặp ở người lớn. Tuy nhiên, theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), tính đến năm 2015, thế giới có khoảng 250.000 trẻ em đang mắc bệnh ung thư. Trong số đó, 50.000 trẻ em được chẩn đoán có tỷ lệ sống sót là 80% và 200.000 trẻ còn lại chỉ có cơ hội sống sót khoảng 25%.

Ước tính mỗi năm có khoảng 4.200 bệnh nhi dưới 19 tuổi mắc mới các thể ung thư, trong số đó có 2.000 ca ung thư máu, 900 ca u não, còn lại là u nguyên bào thần kinh, u thận, u xương, u phần mềm...

Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em mắc ung thư khá cao, trong đó ung thư máu chiếm 30%. Con số này còn tiếp tục gia tăng.

Khi trẻ bị ung thư thường phải chịu những cơn đau nặng nề hơn người lớn, hơn nữa một số trẻ còn quá nhỏ không thể nói cho cha mẹ biết về những bất thường trong cơ thể mình. Chính vì vậy cha mẹ và ngay cả bác sĩ rất khó phát hiện để có sự can thiệp kịp thời.

Em bé bị ung thư máu bên bờ vực cái chết (Nguồn: VTC9)

Ung thư ở trẻ em có đặc điểm phát triển trên những cơ thể non yếu, sức đề kháng kém hơn (nhất là đối với trẻ dưới 4 tuổi), nguy cơ bị suy dinh dưỡng và nhiễm trùng lớn hơn so với cơ thể trưởng thành.

Bên cạnh đó ung thư trẻ em thường xuất hiện từ những tế bào non, tăng sinh mạnh và diễn biến nhanh. Chính vì vậy, nếu không được kịp thời chữa trị, bệnh tiến triển nhanh khiến người bệnh "không kịp trở tay".

Tuy nhiên, cũng vì ung thư phát triển trên nền tế bào non, nên thuốc sẽ có tác động nhanh, tỷ lệ sống thêm ở trẻ rất cao lên đến 70% trong tất cả các bệnh ung thư. Điều này có nghĩa nếu trẻ mắc ung thư được phát hiện và điều trị kịp thời, cơ hội được chữa khỏi bệnh của trẻ rất cao.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại