Hải quân Trung Quốc "ăn may" khi phương Tây "phản bội" Liên Xô!

GTS |

Chấp nhận đứng về phía Mỹ, sẵn sàng đánh mất sự giúp đỡ của Liên Xô, thì Mỹ và đồng minh bắt đầu trao tặng cho Trung Quốc, nhất là Hải quân, những món quà để gọi là “cảm ơn”!

Trong Chiến tranh Lạnh, ngoài sự đối đầu trực tiếp của 2 cường quốc Mỹ - Xô, thì còn một cuộc chiến khốc liệt không kém. Đó là cuộc chiến tranh giành sự ủng hộ của Trung Quốc đối với 2 cường quốc lớn.

Cho đến những năm 70, tức là trong 20 năm sau khi nước CHND Trung Hoa ra đời, hai nước vẫn đối đầu căng thẳng.

Sau đó, quan hệ hai nước đi vào bình thường hoá với việc Mỹ điều chỉnh chính sách, kéo Trung Quốc vào ván bài chiến lược chống Liên Xô.

Sau khi, Trung Quốc chấp nhận đứng về phía Mỹ, sẵn sàng vứt bỏ sự giúp đỡ của Liên Xô, thì Mỹ và các nước đồng minh bắt đầu trao tặng cho Trung Quốc những món quà để gọi là “cảm ơn”. Hải quân Trung Quốc được cho là kẻ hưởng lợi nhiều nhất!

Giai đoạn này kéo dài khoảng hơn 10 năm cho đến khi sự kiện Thiên An Môn (1989) xảy ra, đưa quan hệ hai nước Mỹ - Trung vào một chu kỳ căng thẳng mới.

Mỹ đã áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc và phải đến năm 1997, quan hệ giữa hai nước mới có những dấu hiệu "tan băng" dần dần.


HQ-7 gần như là bản sao toàn bộ các đặc tính vật lý và kỹ thuật của tổ hợp tên lửa đất đối không tầm thấp Crotale của Pháp.

HQ-7 gần như là bản sao toàn bộ các đặc tính vật lý và kỹ thuật của tổ hợp tên lửa đất đối không tầm thấp Crotale của Pháp.

1. Tổ hợp tên lửa đất đối không tầm thấp Crotale (HQ-7)

Tổ hợp HQ-7 gần như là bản sao toàn bộ các đặc tính vật lý và kỹ thuật của tổ hợp tên lửa đất đối không tầm thấp Crotale của Pháp được hãng Thales phát triển (trước đây là Thomson - CSF Airsys).

Sau cuộc xung đột biên giới với Liên Xô năm 1969, Trung Quốc đã nhập khẩu vài hệ thống tên lửa đất đối không Crotale của Pháp để thử nghiệm.

Động thái này khiến Thomson-CSF khấp khởi mừng thầm, hy vọng sẽ nhận được nhiều đơn đặt hàng "khủng" hơn nữa từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà sản xuất vũ khí Pháp này đã mừng hụt.

Trung Quốc đã tự phát triển tổ hợp tên lửa cho riêng mình với tên gọi HQ-7 trên cơ sở nghiên cứu hệ thống Crotale.

Tên lửa HQ-7 được thử nghiệm vào năm 1983. Hai năm sau, tên lửa này được bắn thử lần đầu tiên. Sau khi bản thiết kế được chứng nhận quốc gia vào tháng 7/1986, hệ thống tên lửa HQ-7 bắt đầu được sản xuất đại trà vào tháng 6/1988.

Đợt sản xuất HQ-7 đầu tiên có hai biến thể: một phiên bản bán cố định tương tự như SA-2 và phiên bản di động. Sau này phiên bản bán cố định bị loại bỏ. Thay vào đó là phiên bản hải quân HQ-7 được trang bị cho các tàu khu trục từ loại Type-051 trở đi.

Thời gian tới, biến thể hải quân của HQ-7 sẽ tiếp tục được cải tiến với xu hướng sử dụng các ống phóng kiêm bảo quản thẳng đứng được bố trí trên boong tàu, thay cho các ống phóng nghiêng như hiện nay.

Việc sử dụng các ống phóng thẳng đứng giúp tên lửa HQ-7 có khả năng bao quát 360 độ. Biến thể xuất khẩu FM-80 lần đầu tiên được tiết lộ vào năm 1989, tại Triển lãm Dubai Aerospace.

Sau đó vào năm 1998, Tổng công ty Xuất nhập khẩu máy móc chính xác của Trung Quốc (CNPMIEC) giới thiệu một biến thể cải tiến FM-90, có tính năng nhanh hơn, tầm bắn xa hơn và cảm biến hồng ngoại tốt hơn.

Đạn tên lửa của HQ-7 có thân dài với mũi khá nhọn, nó có bốn cánh lái phía sau đuôi và bốn cánh ổn định ở phía mũi.

Theo thông tin công bố, tên lửa có khả năng đánh chặn đa mục tiêu, tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với tốc độ cực đại khoảng Mach 2,3, với tầm bắn tối đa là 12km.

Hệ thống kiểm soát mục tiêu kết hợp giữa cảm biến radar và quang điện, dẫn hướng tấn công mục tiêu kết hợp giữa hồng ngoại và kênh TV. Tên lửa có khả năng kháng nhiễu tương đối tốt.

Tên lửa được trang bị đầu nổ phá mạnh (HE) với nòi nổ vô tuyến cận đích. Radar của HQ-7 sẽ tìm kiếm, xác định đánh giá và phân loại mục tiêu, sau đó chỉ định mục tiêu nguy hiểm nhất và chuyển thông tin mục tiêu này cho đơn vị hỏa lực.

Nếu radar bị gây nhiễu chế áp thì các đơn vị bắn chuyển sang sử dụng hệ thống quang học để ngắm bắn. Việc sử dụng hệ dẫn đường đa dụng là một điểm mạnh của tổ hợp này, nó không bị phụ thuộc quá nhiều vào radar như các tổ hợp khác.

Tuy nhiên việc dẫn bắn bằng quang học ít nhiều làm giảm xác suất trúng đích.

Các radar tìm kiếm mục tiêu sử dụng loại radar xung Doppler hoạt động ở băng tần E/F, cự ly phát hiện mục tiêu là 18,4km với tầm cao 3,2km. Hệ thống có khả năng phát hiện 30 mục tiêu và theo dõi 12 mục tiêu cùng lúc.

Đáng lưu ý, tàu khinh hạm tên lửa La Fayette cũng sử dụng bản cải tiến của loại tên lửa phòng không đáng gờm này.


Tổ hợp tên lửa sao chép HQ-7B của Trung Quốc.

Tổ hợp tên lửa sao chép HQ-7B của Trung Quốc.

2. Hệ thống pháo GAU-8/A của General Electric (tên sản xuất nội địaType-730)

Hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type 730 của Trung Quốc gồm 1 pháo bắn nhanh 30 mm 7 nòng, copy nguyên mẫu pháo GAU-8/A của General Electric, 1 radar điều khiển cùng hệ thống bám quang điện tử được lắp trên tháp pháo bọc kín hoàn toàn tự động.

Hệ thống chủ yếu được sử dụng để phòng thủ trước tên lửa đối hạm nhưng cũng có thể diệt máy bay, tàu mặt nước, xuồng nhỏ, các mục tiêu ven bờ và thủy lôi.

Mặc dù có hình dáng bên ngoài rất giống với hệ thống Goalkeeper của châu Âu, thậm chí nhiều ý kiến còn cho rằng đó là một bản copy, nhưng thực tế Type 730 sử dụng radar và hệ thống quang học do Trung Quốc tự chế tạo.

Trung Quốc hiện đang phát triển một phiên bản mới của hệ vũ khí này với các tên lửa lắp kèm bên trên nhưng không giống như hệ thống Kashtan hay Palma của Nga.

Bên cạnh đó Type 730 còn có thêm 2 biến thể là Type 1030 và Type 1130 trang bị pháo 30 mm với 10 và 11 nòng.

Pháo của hệ thống Type 730 do Viện nghiên cứu 713 thiết kế với mật danh là “Dự án 850”. Một biến thể của radar băng I/X EFR-1 (NATO gọi là Rice Lamp) cùng hệ thống điều khiển hoả lực quang điện tử OFC-3 do viện nghiên cứu quang điện tử trung ương TQ thiết kế.

Hệ thống OFC-3 gồm các module: 1 máy đo xa laser, 1 camera truyền hình màu và 1 camera hồng ngoại.

Máy đo xa laser có thể được thay bằng thiết bị chỉ điểm laser, camera truyền hình có thể được thay bằng camera quan sát ban đêm, và camera hồng ngoại cũng có thể được thay bằng kính khuếch đại ảnh hồng ngoại với giá thành đắt hơn.

Radar của hệ thống có thể bám các mục tiêu bay sát mặt biển từ cự ly 8 km với những mục tiêu nhỏ và tới 15 đến 20 km với những tiêu lớn nhưng chỉ có thể tác chiến ở cự ly ngắn hơn nhiều do bị hạn chế bởi tầm bắn hiệu quả của pháo.

Hệ thống Type 730 đã được lắp trên các tàu khu trục Type 051C, 052B, 052C và dự kiến sẽ được trang bị cho một số tàu chiến cũ nâng cấp hoặc là vũ khí tiêu chuẩn cho tất cả các tàu mặt nước thế hệ mới như các tàu hộ vệ Type 054A hay Type 056.

3. Sona chống ngầm "Eledon"

Cảm biến trang bị cho tàu ngầm là sonar "Eledon" (Pháp), nhập khẩu năm 1976, có anten "TSM 2233" bao gồm anten thụ động định tầm "DUUX-5" "Fenelone" và anten chủ động "Velox M5/M7". Khoảng cách phát hiện tàu ngầm từ 20 – 30km phía trước.

Sonar "Eledon" lắp trên các tàu ngầm nguyên tử lớp Xia, Hán và tàu ngầm diesel lớp Minh, riêng tàu ngầm lớp Minh còn lắp thêm các anten bên sườn "DUUX-2" có tầm thám sát là 1.200 m.

4. Ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ A244/S cỡ 324mm (Italia)

Được sản xuất hang loạt từ năm 1975, có thể trang bị cho tàu nổi, máy bay và trực thăng. Ngư lôi được trang bị 2 chân vịt quay ngược nhau.

Đầu tự dẫn thuỷ âm chủ động - thụ động SEPA AG 70 trong ngư lôi A244/S thay cho đầu tự dẫn CIACIO-S được trang bị bộ xử lý kỹ thuật số của công ty Alenia.

Việc chế tạo đầu tự dẫn CIACIO được bắt đầu vào năm 1964, năm 1966 đã chế tạo đầu tự dẫn CIACIO-60 làm việc trong dải 60KHz. Cho đến thời điểm này đã có hàng chục nghìn quả ngư lôi А244/S đã được sản xuất.

Ngư lôi có chiều dài 2,7m, đường kính 324mm, trọng lượng 215kg, đầu đạn 34kg, động cơ điện, cự ly 6km, vận tốc hành trình 30 hải lý/h, hệ thống dẫn đường thuỷ âm chủ - thụ động.

Nguồn năng lượng được cung cấp bởi hệ thống ắc quy điện kẽm - bạc (cung cấp năng lượng cho động cơ điện công suất 35 mã lực). Theo một số thông tin, 50 quả loại này được cung cấp cho Hải Quân Trung Quốc vào năm 1987.

Dựa trên ngư lôi A244/S (nhập khẩu) và Mk-46 mod 1, Trung Quốc đã chế tạo ra ngư lôi chống ngầm thuỷ âm hạng nhẹ Yu-7 (phiên bản dùng cho trực thăng mang tên ET-52).

Ngư lôi có thể sử dụng trên trực thăng hải quân Z-9C, trực thăng săn ngầm Z-8ASW, khu trục hạm loại mới (Luda-III, Luhu, Luhai) và chiến hạm Jiangwei.

Với nhiều sự thay thế và cải tiến, ngư lôi đạt tầm bắn 15km với vận tốc 43 hải lý/h, có thể tấn công tàu ngầm ở độ sau 400m cùng với đầu đạn 45kg (phiên bản dành cho trực thăng ET-52 vẫn là 34kg, tầm bắn 6km). Ngư lôi đi vào sản xuất hàng loạt năm 1990.


Trực thăng Eurocopter AS365 Dauphin của Pháp bị Trung Quốc sao chép hàng loạt thành Harbin Z-9, với nhiều phiên bản khác nhau.

Trực thăng Eurocopter AS365 Dauphin của Pháp bị Trung Quốc sao chép hàng loạt thành Harbin Z-9, với nhiều phiên bản khác nhau.

5. Trực thăng Eurocopter AS365 Dauphin (Harbin Z-9)

Đây là một máy bay trực thăng đa năng, hạng trung do Airbus sản xuất. Vào năm 1980, Airbus đã chuyển giao quyền sản xuất bản trực thăng phục vụ cho quân sự của dòng máy bay này cho Trung Quốc (tên nội địa Harbin Z-9)

Z-9 là máy bay trực thăng hải quân được phát triển bởi Harbin Aircraft Manufacture Co. (HAMC), Trung Quốc, dùng cho các nhiệm vụ chống ngầm (ASW) và tìm kiếm cứu hộ (SAR) trên tàu.

Trực thăng này tương tự phiên bản hải quân Eurocopter AS 565 Panther của Pháp, mà trong đó một số nhỏ cũng được đưa vào hoạt động trong hải quân Trung Quốc, nhưng hai loại máy bay trực thăng này không có liên hệ trực tiếp.

Z-9C dựa trên khung máy bay HAMC Z-9B (bản sao của AS 365N Dauphin II), bổ sung radar tìm kiếm bề mặt và hệ thống hỗ trợ hạ cánh. Máy bay được biên chế trên các khinh hạm và tàu khu trục, thực hiện các nhiệm vụ chống ngầm và tìm kiếm cứu hộ.

Trực thăng được thiết kế cho cả hai chức năng. Chức năng chống ngầm, được trang bị sonar ngầm, các phao sonar, máy dò từ trường không đồng bộ, và 2 giá vũ khí bên ngoài mang 1-2 ngư lôi chống ngầm ET52 (bản sao chép của A244/S).

Chức năng thứ hai là tìm kiếm mục tiêu và chuyển tiếp dữ liệu.

Máy bay có thể dùng radar bề mặt KLC-1 để định vị các tàu nổi của đối phương ở ngoài đường chân trời, và sử dụng antena liên kết dữ liệu trên nóc buồng lái của máy bay để chuyển thông tin về mục tiêu đến tên lửa chống hạm YJ-83 trong khi đang bay.

Một số máy bay Z-9 được cấu trúc cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ với thang cứu hộ, bộ phận thiết bị hồng ngoại quan sát phía trước FLIR và đèn pha.

Máy bay này có quạt chính 4 cánh, với 2 động cơ dẫn trục được lắp cạnh nhau trên đỉnh cabin với một ống hút không khí ở cạnh bệ quạt và các lỗ thoát khí ở phía sau bệ.

Thân máy bay có dạng giọt nước làm nổi bật một cái cần nhỏ dần đến bộ ổn định đuôi, phần mũi được làm tròn và buồng lái dạng bậc lên phía trên. Phần mũi máy bay được kéo dài một chút để thích ứng với anten của radar tìm kiếm bề mặt.

Hai giá treo vũ khí để mang các ngư lôi được lắp vào phần dưới của thân máy bay.

Z-9 có quạt đuôi gồm 11 cánh hoàn toàn bằng composite thay cho 13 cánh bằng kim loại như trong máy bay AS 365N1.

Nó có thể mang theo pháo 23mm, bệ phóng rocket không điều khiển, ngư lôi săn ngầm, tên lửa đối không TY-90 hoặc tên lửa chống tăng HJ-8.

Kết

Từ khi ông Đặng Tiểu Bình lên làm lãnh đạo, Trung Quốc đã đề ra chiến sách "thao quang dưỡng hối" (giấu mình chờ thời), Trung Quốc giảm can dự vào các vấn đề quốc tế, trừ những vấn đề có lợi ích sát sườn.

Sự thực dụng của Trung Quốc chính là ở điểm này. Họ rút ra bài học từ Nhật Bản, sau Thế chiến 2 được Mỹ bảo hộ bằng ô an ninh nên tập trung vào kinh tế, khiến kinh tế tăng trưởng rất nhanh.

Tương tự, sau khi Trung Quốc cải cách mở cửa cũng chủ động hạn chế tham gia các vấn đề toàn cầu có thể lôi kéo họ vào các cuộc chiến.

Tư duy "giấu mình chờ thời" của Trung Quốc kéo dài đến tận ngày hôm nay. Trung Quốc chủ trương hạn chế tham gia các vấn đề toàn cầu để tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội trong nước. Đó là điểm quan trọng nhất.

Tuy nhiên điều này, chỉ là nhất thời khi mà quan hệ Mỹ - Nga - Trung chỉ mang tính dàn xếp sách lược, trong khi mâu thuẫn là chiến lược, dài hạn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại