Hiện đại hóa lục quân: Bao giờ Việt Nam đuổi kịp... Myanmar?

Tuấn Trung |

Không ồn ào, phô trương nhưng Lục quân Myanmar đã từng bước vươn lên trở thành lực lượng mạnh hàng đầu khu vực.


Theo ước tính, Quân đội Myanmar đang duy trì lực lượng thường trực với quân số 492.000 người (so với khoảng 450.000 người của Việt Nam), trong đó Lục quân Myanmar có quy mô lớn nhất với 392.000 người.

Theo ước tính, Quân đội Myanmar đang duy trì lực lượng thường trực với quân số 492.000 người (so với khoảng 450.000 người của Việt Nam), trong đó Lục quân Myanmar có quy mô lớn nhất với 392.000 người.


Thời gian gần đây Lục quân Myanmar đã được đầu tư hiện đại hóa khá mạnh, trong trang bị của họ có nhiều vũ khí, khí tài tối tân do Liên Xô/Nga, Trung Quốc và cả phương Tây sản xuất.

Thời gian gần đây Lục quân Myanmar đã được đầu tư hiện đại hóa khá mạnh, trong trang bị của họ có nhiều vũ khí, khí tài tối tân do Liên Xô/Nga, Trung Quốc và cả phương Tây sản xuất.


Giữ vai trò xương sống trong Binh chủng thiết giáp Myanmar là những xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59D, đây là biến thể nâng cấp từ Type 59 (bản sao T-54/55 của Liên Xô) bằng việc trang bị pháo nòng xoắn cỡ 105 mm, bổ sung giáp phụ, diềm chắn xích cũng như hệ thống điều khiển bắn tiên tiến hơn...

Giữ vai trò xương sống trong Binh chủng thiết giáp Myanmar là những xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59D, đây là biến thể nâng cấp từ Type 59 (bản sao T-54/55 của Liên Xô) bằng việc trang bị pháo nòng xoắn cỡ 105 mm, bổ sung giáp phụ, diềm chắn xích cũng như hệ thống điều khiển bắn tiên tiến hơn...


Myanmar còn có cả xe tăng Type 69 II trong biên chế, loại chiến xa này nguyên bản mang pháo nòng xoắn 100 mm nhưng sau đợt nâng cấp hàng loạt năm 2007 thì gần như Type 69 II với Type 59D đã trở thành một.

Myanmar còn có cả xe tăng Type 69 II trong biên chế, loại chiến xa này nguyên bản mang pháo nòng xoắn 100 mm nhưng sau đợt nâng cấp hàng loạt năm 2007 thì gần như Type 69 II với Type 59D đã trở thành một.


Chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất của Lục quân Myanmar chính là MBT-2000 (hay còn gọi là VT-1A, Al Khalid) do Trung Quốc và Pakistan hợp tác chế tạo.

MBT-2000 được trang bị pháo nòng trơn 125 mm với hệ thống nạp đạn tự động, kèm theo giáp phản ứng nổ tiên tiến và động cơ công suất 1.200 mã lực vô cùng mạnh mẽ.

Chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất của Lục quân Myanmar chính là MBT-2000 (hay còn gọi là VT-1A, Al Khalid) do Trung Quốc và Pakistan hợp tác chế tạo.

MBT-2000 được trang bị pháo nòng trơn 125 mm với hệ thống nạp đạn tự động, kèm theo giáp phản ứng nổ tiên tiến và động cơ công suất 1.200 mã lực vô cùng mạnh mẽ.


Myanmar cũng nhanh tay mua được một số lượng lớn tăng thiết giáp hiện đại từ Ukraine trước khi quốc gia Đông Âu này xảy ra nội chiến. Trong ảnh là các chiến xa T-72S, Lục quân Myanmar hiện có 3 trung đoàn trang bị loại xe tăng này.

Myanmar cũng "nhanh tay" mua được một số lượng lớn tăng thiết giáp hiện đại từ Ukraine trước khi quốc gia Đông Âu này xảy ra nội chiến. Trong ảnh là các chiến xa T-72S, Lục quân Myanmar hiện có 3 trung đoàn trang bị loại xe tăng này.


Xe thiết giáp chở quân (APC) BTR-3U hiện là loại taxi chiến trường tốt nhất của Myanmar, nước này đã nhập khẩu 522 chiếc và còn dự tính đặt mua thêm hơn 1.000 chiếc nữa.

Xe thiết giáp chở quân (APC) BTR-3U hiện là loại taxi chiến trường tốt nhất của Myanmar, nước này đã nhập khẩu 522 chiếc và còn dự tính đặt mua thêm hơn 1.000 chiếc nữa.


Xe thiết giáp chở quân Type 92 (WZ551) do Trung Quốc sản xuất dựa trên mẫu VAB của Pháp trong biên chế Lục quân Myanmar, chiếc APC này có trọng lượng 15 tấn, trang bị pháo tự động 25 mm, kíp lái 3 người và mang theo 9 binh sĩ, nhờ có cửa đuôi mà độ an toàn của Type 92 cao hơn các loại BTR.

Xe thiết giáp chở quân Type 92 (WZ551) do Trung Quốc sản xuất dựa trên mẫu VAB của Pháp trong biên chế Lục quân Myanmar, chiếc APC này có trọng lượng 15 tấn, trang bị pháo tự động 25 mm, kíp lái 3 người và mang theo 9 binh sĩ, nhờ có cửa đuôi mà độ an toàn của Type 92 cao hơn các loại BTR.


Xe bọc thép BAAC hay còn gọi là MAV-1 do Myanmar tự sản xuất trong nước trong giai đoạn 1983 - 1991 với tổng cộng 44 chiếc. Vũ khí chính của MAV-1 là súng máy hạng nặng cỡ nòng 12,7 mm.

Xe bọc thép BAAC hay còn gọi là MAV-1 do Myanmar tự sản xuất trong nước trong giai đoạn 1983 - 1991 với tổng cộng 44 chiếc. Vũ khí chính của MAV-1 là súng máy hạng nặng cỡ nòng 12,7 mm.


Lựu pháo Soltam M-71 L39 cỡ 155 mm do Israel sản xuất, loại pháo này bắn những viên đạn nặng 43,7 kg đi xa 23,5 km, nó còn được lắp thêm động cơ điện phụ trợ cho phép di chuyển linh hoạt quanh trận địa.

Lựu pháo Soltam M-71 L39 cỡ 155 mm do Israel sản xuất, loại pháo này bắn những viên đạn nặng 43,7 kg đi xa 23,5 km, nó còn được lắp thêm động cơ điện phụ trợ cho phép di chuyển linh hoạt quanh trận địa.


Mới đây Quân đội Myanmar đã tiếp nhận các tổ hợp tên lửa-pháo phòng không Tunguska M1 mua từ Nga. Nhờ 2 pháo tự động 2A38 cỡ 30 mm tốc độ bắn 5.000 phát/phút, kết hợp tên lửa 9M311 Sosna-R, hệ thống này tiêu diệt được cả máy bay cũng như xe bọc thép đối phương.

Mới đây Quân đội Myanmar đã tiếp nhận các tổ hợp tên lửa-pháo phòng không Tunguska M1 mua từ Nga. Nhờ 2 pháo tự động 2A38 cỡ 30 mm tốc độ bắn 5.000 phát/phút, kết hợp tên lửa 9M311 Sosna-R, hệ thống này tiêu diệt được cả máy bay cũng như xe bọc thép đối phương.


Với quy mô cũng như chất lượng của các loại vũ khí, khí tài như trên, rõ ràng Lục quân Myanmar có mức độ hiện đại hóa vượt trên Việt Nam khá nhiều, sẽ là rất vất vả để chúng ta có thể đuổi kịp quân đội nước bạn.

Với quy mô cũng như chất lượng của các loại vũ khí, khí tài như trên, rõ ràng Lục quân Myanmar có mức độ hiện đại hóa vượt trên Việt Nam khá nhiều, sẽ là rất vất vả để chúng ta có thể đuổi kịp quân đội nước bạn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại