Việt Nam có nên mua lại tàu Molniya trang bị tên lửa Moskit?

Ly Vy |

Việc mua lại các tàu Molniya đang đóng dở của Nga sẽ giúp nhanh chóng bổ sung số lượng tàu mặt nước hiện đại, có hỏa lực mạnh cho Hải quân Việt Nam.

Nhà máy đóng tàu Nevsky (Nga) đang lên kế hoạch giải quyết các vấn đề tồn đọng liên quan đến tài sản của Bộ Quốc phòng Nga trong khu vực nhà máy thông qua tòa án.

Theo đó, nhằm hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, họ sẽ phải giải tỏa các con tàu đang đóng dở từ thập niên 1990.

"Những con tàu chưa hoàn thiện này thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng Nga nhưng lại nằm trên phần đất của chúng tôi, việc giải quyết vấn đề gặp phải một số thủ tục pháp lý", người phụ trách báo chí của nhà máy cho biết.


Chiếc tàu tên lửa thuộc Đề án 1241.1 đang đóng dở tại nhà máy Nevsky

Chiếc tàu tên lửa thuộc Đề án 1241.1 đang đóng dở tại nhà máy Nevsky

Trong số "hàng tồn kho" tại nhà máy Nevsky có 1 tàu tên lửa Molniya thuộc Đề án 1241.1 mang số hiệu 216 được khởi đóng vào năm 1991. Đây là sản phẩm nội địa dành riêng cho Hải quân Nga, trang bị tên lửa Moskit.

Mặc dù con tàu đã hoàn thiện phần vỏ và thượng tầng nhưng dường như Hải quân Nga không có kế hoạch đưa nó vào biên chế. Do vậy, việc nhà máy Nevsky tìm cách bán lại cho bên thứ ba là hoàn toàn có thể xảy ra.

Nếu phương án trên được thông qua thì đây sẽ là cơ hội rất tốt để các quốc gia có nhu cầu sở hữu lớp tàu tên lửa này, mà cụ thể ở đây là Việt Nam đặt mua, nhằm mục đích tiết kiệm thời gian so với đóng mới toàn bộ

Thứ nhất: con tàu tuy đã hoàn thiện phần vỏ và thượng tầng nhưng các thiết bị điện tử như radar vẫn chưa được lắp đặt, nó hoàn toàn có thể tùy biến nâng cấp bằng những hệ thống hiện đại.

Cụ thể, Đề án 1241.1 nguyên bản sử dụng radar Monolith, nhưng nó cũng mang được radar Garpun-Bal và lắp thêm radar Pozitiv-ME như các tàu Molniya 1241.8 của Việt Nam.

Thứ hai: Hỏa lực của Molniya 1241.1 vượt trội Molniya 1241.8 ở 4 tên lửa chống hạm Moskit, được mệnh danh là sát thủ tàu sân bay. Tên lửa Moskit với đầu đạn nặng 320 kg, tốc độ Mach 3 có khả năng xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng vệ nào của đối phương.

Ngoài con tàu nói trên, hiện nay tại nhà máy đóng tàu Vympel còn 2 tàu Molniya thuộc Đề án 1242.1 khác đang đóng dở (chỉ hoàn thiện phần vỏ tàu và thượng tầng).


Hai tàu tên lửa thuộc Đề án 1242.1 tại nhà máy đóng tàu Vympel

Hai tàu tên lửa thuộc Đề án 1242.1 tại nhà máy đóng tàu Vympel

Khác với Đề án 1241.1, Đề án 1242.1 tuy cũng được trang bị 4 tên lửa Moskit nhưng đây là thiết kế dành cho xuất khẩu với radar dẫn bắn Garpun-Bal và radar cảnh giới Pozitiv-ME, tương tự Đề án 1241.8.

Theo như thông tin được tiết lộ từ trang eurasian-defence.ru thì Việt Nam đã từng bày tỏ sự quan tâm đến mẫu tàu Molniya 1242.1.

Vừa qua, phía Nga cũng tiết lộ việc nâng cấp hệ thống tên lửa chống hạm mới trên 4 tàu Molniya tiếp theo mà Việt Nam sẽ tự đóng trong nước.

Việc mua lại các tàu Molniya đang đóng dở của Nga sẽ giúp nhanh chóng bổ sung số lượng tàu mặt nước hiện đại, có hỏa lực mạnh cho Hải quân Việt Nam. Đây là phương án phù hợp nếu chúng ta cần cấp tốc tăng cường sức mạnh trong thời gian ngắn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại