NATO bất lực đứng nhìn lỗ hổng pháp lý "dâng" Baltic cho Nga

Đức Huy |

Tạp chí Newsweek (Mỹ) cho hay, Moscow có thể sẽ tìm cách khai thác các lỗ hổng pháp lý từ thời Liên Xô cũ để đưa các nước Baltic về với Nga mà "không tốn giọt mồ hôi".

Newsweek cho biết, tuần trước, ông Yevgeny Fedorov, một thành viên đảng cầm quyền thuộc Duma Quốc gia Nga, đã đề nghị văn phòng Tổng Công tố Nga xem xét lại việc Hội đồng Nhà nước Liên Xô cũ công nhận quyền tự trị của các nước Baltic vào năm 1991.

Mới đây, ông Fedorov cùng một cộng sự khác cho biết họ muốn bãi bỏ sự hợp pháp của Hội đồng Nhà nước Liên Xô cũ, đồng thời gọi đó là một "hành vi phản quốc", điều có thể sẽ khiến cựu Tổng thống Mikhail Gorbachev phải ra hầu tòa.

Về mặt pháp lý, văn phòng Tổng Công tố Nga không có quyền tài phán đối với bất kì hành động nào của Liên Xô trong quá khứ.

Ngoài ra, các nước Baltic đã được người sáng lập Xô Viết Vladimir Lenin cũng như cộng đồng quốc tế công nhận từ những năm 1920, và một lần nữa vào những năm 1990 khi Duma Quốc gia Nga phê chuẩn hiệp ước biên giới với Latvia và Lithuania.

Tuy nhiên, văn phòng Tổng Công tố Nga đã ra phán quyết khẳng định Hội đồng Nhà nước Liên Xô là một "cơ quan phi hiến", do đó việc cơ quan này công nhận độc lập của Estonia, Latvia, và Lithuania là "thiếu minh bạch".

Theo Newsweek, đây không phải trường hợp đầu tiên Nga "soi" các lỗ hổng pháp lý về vấn đề chủ quyền. Đầu năm nay, văn phòng Tổng Công tố Nga đã tuyên bố việc chuyển giao Crimea cho Ukraine hồi 1954 là một hành động phi hiến.

Tạp chí này cũng cảnh báo, quyết định của văn phòng Tổng Công tố Nga có thể sẽ dẫn đến những hậu quả địa chính trị nghiêm trọng, một trong số đó là cho Moscow lý do để can thiệp sâu hơn tại Narva, Estonia hay Riga, nhằm "bảo vệ lợi ích của người nói tiếng Nga tại đây".

Điều này rõ ràng sẽ dẫn tới căng thẳng leo thang giữa Nga và các nước Baltic. Nếu viễn cảnh này xảy ra, sự tồn tại của NATO sẽ gặp phải trở ngại nghiêm trọng.

Theo phân tích của Newsweek, khai thác những lỗ hổng pháp lý như vậy là một phần chiến lược chia rẽ NATO cũng như gây mất đoàn kết trong khối châu Âu của điện Kremlin.

Giáo sư - nhà nghiên cứu chính trị
Ariel Cohen
Tại hội nghị GLOBSEC 2015 vừa qua tại Bratislava (Slovakia), có thể thấy rõ sự khác biệt trong thái độ với Nga của các bên tham gia. Trong khi CH Séc, Pháp, Đức, hay Hungary tỏ ra ôn hòa với Nga, thì Ba Lan và các nước Baltic đều quyết không nhượng bộ.

Newsweek cũng nói thêm, vệc tìm kiếm những lỗ hổng pháp lý để không công nhận quyền tự chủ của các nước Baltic sẽ gây bất ổn ở mức nghiêm trọng hơn nhiều lần so với tuyên bố gần đây của Nga rằng chuyển giao Crimea về Ukraine năm 1954 là phi pháp.

Tạp chí này thậm chí còn lo ngại, với giọng điệu khá mỉa mai, rằng Duma Quốc gia Nga sắp tới sẽ tìm ra cả những lỗ hổng pháp lý trong tuyên bố chủ quyền của Ba Lan hay Phần Lan, hay thậm chí trong cả quyết định bán Alaska cho Mỹ.

Về phần mình, lãnh đạo các nước Baltic hiện đang và sẽ tiếp tục im lặng "giữ mình", chí ít là khi các đồng minh NATO vẫn cho thấy rằng họ sẽ không "bỏ rơi" các quốc gia Baltic trong trường hợp Nga có hành động gây hấn.

Chân dung "Bà đầm thép vùng Baltic" sẵn sàng đối đầu Putin 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại