Su-35 Trung Quốc sẽ được trang bị động cơ tối tân nhất của Nga

Một khi Nga và Trung Quốc ký hợp đồng mua bán Su-35, các máy bay này sẽ được trang bị động cơ 117S.

Đó là thông tin do một nguồn tin trong phái đoàn Nga tại triển lãm hàng không quốc tế ILA-2014 ở Berlin tiết lộ với phóng viên hãng tin Itar-Tass ngày 21/5/2014. Hiện nay, các động cơ 117S này chỉ được sử dụng trên máy bay chiến thuật tương lai PAK FA T-50 - tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Nga.

117S hiện là động cơ máy bay tiêm kích hiện đại nhất của Nga

117S hiện là động cơ máy bay tiêm kích hiện đại nhất của Nga

“Hiện nay, tại các xí nghiệp chế tạo động cơ của Nga đang chuyển từ sản xuất thử sang sản xuất loạt động cơ 117S. Khi cần cung cấp các động cơ này sang Trung Quốc, sẽ không có khó khăn gì”, nguồn tin nói.

Trước đó, có tin hợp đồng giữa Nga và Trung Quốc về việc mua bán tiêm kích đa năng tối tân Su-35 sẽ được ký kết trong năm nay.

Máy bay tiêm kích thế hệ 4++ Su-35

Máy bay tiêm kích thế hệ 4++ Su-35

Theo kết quả đàm phán trước hợp đồng, phía Trung Quốc có thể mua đến 24 chiếc Su-35. Nguồn tin cho rằng, sở dĩ Trung Quốc quan tâm đến Su-35 là do công nghiệp hàng không Trung Quốc đã tái sản xuất được toàn bộ các công nghệ của họ tiêm kích Sukhoi đã mua theo các hợp đồng trước đó trong các quá trình sản xuất của họ.

“Hiện nay, ngành chế tạo máy bay quân sự Trung Quốc cần những công nghệ mới, bởi lẽ các công nghệ nhận được từ Nga có mặt trong lô tiêm kích cuối cùng Su-30MKK mua của Nga thì các nhà chế tạo máy bay Trung Quốc đã làm chủ được hết”, chuyên gia này nói.

Về khả năng Trung Quốc sao chép công nghệ Su-35, vị chuyên gia nói rằng, phía Nga “có thái độ khá bình thản đối với triển vọng đó”.

Su-35 có khả năng siêu vận động chính là nhờ động cơ 117S

Su-35 có khả năng siêu vận động nhờ động cơ 117S

Về vấn đề này, Chủ tịch Tổng công ty chế tạo máy bay thống nhất Nga (OAK) Mikhail Pogosyan nói rằng, mọi sự sao chép trong lĩnh vực chế tạo máy bay đều không cho phép tiến lên phía trước.

“Máy bay là một đối tượng rất phức tạp để sao chép nó”, ông Pogosyan nói và cho biết "Việc tái tạo các công nghệ, kể cả là không có giấy phép, không thể cho phép công nghiệp hàng không sản xuất máy bay có chất lượng đáp ứng mọi yêu cầu hiện đại vốn thay đổi nhanh chóng".

Ông Pogosyan nói thêm: “Máy bay là một cơ thể sống luôn phát triển. Tôi chưa biết một ví dụ nào của việc sao chép thành công máy bay. Việc sao chép sản phẩm kỹ thuật công nghệ cao của người khác không phải là con đường để tiến bộ và chỉ có hiệu quả nhất định ở giai đoạn đầu phát triển".

Chủ tịch OAK cũng bổ sung là trong hợp tác kỹ thuật quân sự Nga - Trung, hai bên “đang nhìn về phía trước, chứ không phải về phía sau”. “Tôi cho rằng, các đồng nghiệp Trung Quốc của chúng tôi đã đi qua giai đoạn này (sao chép) và đã làm chủ được một trình độ công nghệ nhất định”, ông Pogosyan nhấn mạnh.

Động cơ phản lực 117S

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại