Phát điên vì "câu hỏi huyền thoại số 6" khiến thiên tài toán học cũng lắc đầu chịu thua

Hoa Hướng Dương |

Bài toán huyền thoại thứ 6 cho thấy "bức tường" khổng lồ toán học thách thức nhiều bộ óc trên thế giới.

Toán học được xem là ngôn ngữ của tự nhiên, là phương tiện cũng như công cụ giúp con người có thể hiểu được thế giới xung quanh.

Những vấn đề lớn của Toán học

Phát điên vì câu hỏi huyền thoại số 6 khiến thiên tài toán học cũng lắc đầu chịu thua - Ảnh 1.

Các nhà Toán học lớn đặt nền móng cho tòa lâu đài Toán học.

Tuy nhiên, nó cũng là khó khăn của rất nhiều người vì đây không phải là một "ngôn ngữ" có thể học dễ dàng.

Có rất nhiều vấn đề thách thức các nhà Toán học và trở thành những bài toán kinh điển như 23 bài toán của Hilbert thách thức thế kỷ XX và 7 bài toán Clay (còn gọi là các bài toán thế kỷ).

Đó là những vấn đề hóc búa mà các nhà Toán học đi trước chưa thể giải được, trở thành những câu đố lớn cho các thế hệ sau.

Mặc dù rất nhiều câu đố sau này đã được các nhà Toán học đi sau giải được trọn vẹn, thế nhưng có những câu hỏi vẫn khiến các nhà khoa học "phát điên".

Trong cuộc thi Toán quốc tế, câu hỏi huyền thoại số 6 (the Legend of Question 6) chính là câu hỏi khó nhằn nhất, nhà Toán học Simon Pampena cho rằng đây là câu hỏi rất khó nuốt trong các cuộc thi Olympic quốc tế (International Mathematical Olympiad - IMO).

Bài toán thách thức mọi nhà làm Toán

Phát điên vì câu hỏi huyền thoại số 6 khiến thiên tài toán học cũng lắc đầu chịu thua - Ảnh 2.

Bài toán khiến các nhà Toán học nản chí!

Đây là sân chơi toán học lớn mang tầm quốc tế được diễn ra hằng năm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ có khoảng 6 học sinh được chọn ở mỗi quốc gia để dự thi.

Cũng có 6 bài toán (7 điểm/ bài) và diễn ra trong 2 ngày liên tục, mỗi ngày 270 phút. Được diễn ra lần đầu tiên năm 1988 tại Australian, cuộc thi ngày nay trở thành một hoạt động thường niên và thu hút rất nhiều thí sinh tranh tài.

Trong đó, mỗi bài toán sẽ là những vấn đề hóc búa yêu cầu năng lực tư duy giải quyết vấn đề cực kỳ sáng tạo của thí sinh. Những người đoạt giải tại cuộc thi này hiển nhiên sẽ là những nhà Toán học tiềm năng trong tương lai.

Để giúp bạn hình dung độ khó của nó, hãy lấy ví dụ về thiên tài toán học người gốc Trung Quốc và mang quốc tịch Mỹ - Úc mang tên Terence Tao.

Anh là 1 trong 2 đứa trẻ thần đồng trong lịch sử chương trình nghiên cứu tài năng đặc biệt của Johns Hopkins. Khi chỉ mới 8 tuổi, anh đã đạt trên 700 trong kì thi toán SAT.

Phát điên vì câu hỏi huyền thoại số 6 khiến thiên tài toán học cũng lắc đầu chịu thua - Ảnh 3.

Bài toán trở thành bức tường khổng lồ với các nhà Toán học.

Được công nhận giáo sư (và là người trẻ nhất) tại Đại học California, Los Angeles khi mới 24 tuổi. Không những thế, anh còn nhận giải thưởng danh giá mà Giáo sư Ngô Bảo Châu từng vinh dự được nhận, giải thưởng được ví như Nobel của Toán học - Fields năm 2006.

Anh giữ kỷ lục người từng dành được 3 huy chương vàng trong cuộc thi IMO, thế nhưng với câu hỏi huyền thoại thứ 6 anh cũng chỉ dành được 1 trong số 7 điểm bài toán đó!

Đây là câu hỏi đặc biệt yêu cầu khả năng tư duy và kiến thức cực cao, luôn làm cho các thí sinh cảm thấy áp lực, dù đó có là thần đồng Terence Tao.

Nó khiến bạn như lạc vào mê hồn trận mà chỉ cần sai một li có thể đi ngàn dặm, nhà toán học Pampena cho hay. Giải bài toán này cũng giống như giải bài toán cầu phương nổi tiếng vì gần như không thể giải được.

Câu hỏi huyền thoại thứ 6 được chính thức đệ trình tới Olympic Toán học Australian bởi một nhà toán học tới từ Tây Đức. Những người tổ chức đã dành 6 tiếng đồng hồ cố gắng giải nó nhưng thất bại.

Đây trở thành 1 trong những bài toán hóc búa nhất mọi thời đại. Thế nhưng thật buồn cười khi người ta lại dành nó để thử thách các thí sinh trẻ tuổi!

Có thể họ hy vọng ai đó có thể phát hiện ra lời giải hay đơn giản là tạo ra một bức tường khổng lồ dành cho thế hệ sau, nhắc nhở họ rằng vẫn có luôn tồn tại những bức tường như thế khi họ theo đuổi đam mê Toán học sau này.

Nếu bạn tò mò muốn biết đó là bài toán nào thì hãy cùng thử sức nhé:

Cho a và b là những số nguyên dương thỏa mãn ab + 1 chia hết cho a2 + b2 .

Hãy chứng minh rằng: a2 + b2 / ab + 1 là bình phương của một số nguyên.

Nguồn: Sciencealert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại