Những trường hợp ra nhiều khí hư cần phải đi khám

Thanh Tùng |

Khí âm đạo thường xuất hiện mỗi khi có khí dư trong âm đạo. Đó là hiện tượng bình thường và thường không phải là dấu hiệu cho thấy có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, đó có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng cần phải can thiệp y khoa mà bạn không thể bỏ qua, như rò âm đạo gây ra bởi sự tạo đường rò giữa hai cơ quan.

Các nguyên nhân tự nhiên gây ra khí âm đạo

Bất cứ lúc nào khi có vật gì đó lọt vào âm đạo, khí có thể tràn vào và bị kẹt lại trong âm đạo. Trong hầu hết các trường hợp, khí âm đạo không phải là biểu hiện có hại cho sức khỏe. Một vài nguyên nhân tự nhiên thường gặp gây ra khí âm đạo bao gồm:

1. Rối loạn chức năng hoặc tình trạng bất thường đáy chậu

Hiện nay có rất ít nghiên cứu về khí âm đạo, có lẽ là vì nó ít có hại đến sức khỏe và thường chỉ gây ra một vài khó chịu. Tuy nhiên, một vài tình trạng bất thường của đáy chậu cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện khí âm đạo.

2. Các tình trạng bất thường và tác nhân làm xuất hiện khí âm đạo bao gồm

Tiểu không tự chủ

• Sa cơ quan vùng chậu

• Đi cầu không tự chủ

• Cơ đáy chậu yếu do sinh nở, thừa cân, tuổi tác, hoặc co thắt cơ trơn ruột quá mức.

3. Quan hệ tình dục

Trong quá trình quan hệ tình dục, khí dễ dàng bị kẹt lại trong âm đạo. Âm đạo căng ra và co thắt khi được kích thích, cho phép không khí xâm nhập vào dễ dàng.

Những trường hợp ra nhiều khí hư cần phải đi khám - Ảnh 1.

Mỗi khi dương vật hoặc một vật lạ xâm nhập vào âm đạo, đều có nguy cơ làm gia tăng lượng không khí bị kẹt lại

Mỗi khi dương vật hoặc một vật lạ xâm nhập vào âm đạo đều gia tăng lượng không khí bị kẹt lại. Khi lượng không khí này được giải phóng, gây ra một vài sự kích thích nhẹ và có thể có tiếng bong bóng vỡ.

4. Các sản phẩm vệ sinh phụ nữ

Nếu bạn sử dụng các sản phẩm vệ sinh âm đạo, như băng vệ sinh và cốc kinh nguyệt có thể khiến cho bóng khí bị kẹt lại trong cơ thể. Các bóng khí này sẽ thoát ra ngoài khi bạn lấy các vật dụng này đi, hoặc trong quá trình hoạt động thể chất hay co dãn.

5. Căng cơ

Các hoạt động như quan hệ tình dục hoặc thăm khám vùng âm đạo có thể khiến cho các cơ vùng chậu của bạn bị căng. Điều này cũng có thể khiến cho bóng khí bị kẹt lại trong âm đạo. Ho và tập thể dục cũng có thể làm cho cơ chậu căng ra, đẩy khí đi xuống và ra ngoài âm đạo.

6. Các bài tập làm căng dãn cơ thể

Các bài tập khiến cho cơ thể căng dãn, trong đó có vùng chậu, như yoga, thường khiến âm đạo mở ra và dãn, cho phép nhiều khí xâm nhập vào hơn. Khi thay đổi động tác hay tư thế, khí kẹt lại sẽ được giải thoát ra ngoài âm đạo.

Những trường hợp ra nhiều khí hư cần phải đi khám - Ảnh 2.

Yoga thường khiến âm đạo mở ra và dãn, cho phép nhiều khí xâm nhập vào hơn

7. Thăm khám âm đạo hoặc thủ thuật

Thủ thuật thăm khám âm đạo cần phải đặt mỏ vịt hoặc các dụng cụ khác có thể khiến cho khí bị kẹt lại trong âm đạo. Không khí được giải phóng khi bác sĩ lấy thiết bị mỏ vịt và kết thúc quá trình thăm khám.

Phòng ngừa như thế nào?

Trong nhiều trường hợp, không có cách nào ngăn ngừa sự hình thành khí âm đạo. Thông thường, các triệu chứng của khí âm đạo thường là các tiếng động như bong bóng vỡ, và một vài cảm giác khí kẹt lại trong âm đạo thường không gây đau.

Nếu khí âm đạo không tự hết tự nhiên, bạn hãy ngồi xổm, đặc biệt là lúc đi tiểu, sẽ giúp giải phóng các khí âm đạo còn mắc kẹt lại. Nếu khí âm đạo là do sự căng cơ, hãy thư giãn và tập hít thở sâu sẽ giúp giải phóng bóng khí bị mắc lại.

Nếu khí âm đạo quá nhiều khiến cho bạn thấy khó chịu, hãy tránh quan hệ tình dục và các hoạt động thể dục gây ra khí âm đạo. Tránh dùng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ, như băng vệ sinh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ xuất hiện khí trong âm đạo.

Khi nào bạn cần phải đi khám bác sĩ?

Trong một vài trường hợp hiếm hoi, khí âm đạo là dấu hiệu nghiêm trọng cần đến sự can thiệp y khoa. Đường rò giữa âm đạo và các cơ quan vùng bụng chậu khác liên quan đến triệu chứng khí âm đạo cần phải được quan tâm đặc biệt và điều trị triệt để.

Những trường hợp ra nhiều khí hư cần phải đi khám - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

• Bạn nên đi khám bác sĩ nếu có khí ở âm đạo trong các trường hợp sau:

• Sinh con, đặc biệt là sau một ca sinh khó

• Các phương pháp dùng tia xạ vùng chậu

• Sau phẫu thuật vùng sinh dục, hay vùng bụng chậu

• Đau hoặc khó chịu

• Rò rỉ nước tiểu, phân hoặc các loại chất thải khác

• Khí có mùi hôi

• Có chảy máu

• Viêm nhiễm hoặc sưng các mô vùng âm đạo.

Bạn nên đi khám nếu khí âm đạo xuất hiện cả ngày, và không liên quan đến các hoạt động gây kẹt bọt khí âm đạo như quan hệ tình dục, hay các hoạt động thể dục làm căng dãn cơ thể.

Bài tập thở ai cũng làm được: Thở để cân bằng sức khỏe và cuộc sống

*Theo Medicalnewstoday

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại