Những "mầm bệnh" luôn bám theo bé vào mùa đông

An Nhiên |

Mùa đông ở miền Bắc là thời điểm thuận lợi cho sự phát triển của siêu vi trùng, do vậy cũng là khoảng thời gian dễ mắc bệnh, đặc biệt là đối với những người có sức đề kháng kém như người già và trẻ nhỏ.

Trẻ em vốn là đối tượng có sức đề kháng chưa cao, hệ miễn dịch non yếu nên khó thích nghi với những biến đổi của môi trường.

Đặc biệt, khi thời tiết chuyển sang lạnh, ngoài sự thay đổi nhiệt độ ngày đêm, không khí lạnh cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn hoành hành, trẻ dễ nhiễm bệnh hơn.

Thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, số trẻ đến khám bệnh tăng vọt từ tháng 9/2016. Trung bình mỗi ngày có 3.000 lượt khám, tăng 150% so với thời điểm trước.

Những bệnh trẻ thường mắc vào mùa đông chủ yếu có liên quan hô hấp như cảm lạnh, đau đầu, sốt...

1. Cảm lạnh

Những mầm bệnh luôn bám theo bé vào mùa đông - Ảnh 1.

Trẻ có thể bị cảm lạnh tại mọi thời điểm trong năm nhưng vào mùa đông thì nguy cơ và tần suất cao hơn. Vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời giảm, chênh nhau khá nhiều so với nhiệt độ trong nhà, trẻ lại không mặc đủ ấm, lại tiếp xúc với nhiều gió lạnh... nên rất dễ bị cảm lạnh.

Bên cạnh đó, vi trùng gây bệnh có thể sống trên các đồ chơi của bé, tay nắm cửa và những bề mặt khác trong khoảng thời gian 2 ngày. Có hơn 200 virus gây cảm khác nhau, do đó, con bạn có thể bị mỗi loại vi trùng khác nhau tấn công trong mỗi lần cảm lạnh.

Nhưng bé sẽ khoẻ mạnh hơn và ít ốm hơn nếu bạn dạy bé tránh dùng tay quẹt mũi, dụi mắt; thường xuyên rửa tay và rửa tay thật kỹ. Giảm nguy cơ tiếp xúc với vi trùng của bé bằng cách lau chùi sạch sẽ bàn ghế trước khi sử dụng.

Khi bị cảm lạnh, ở trẻ thường xuất hiện những triệu chứng phổ biến như chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, đau họng, đau đầu, biếng ăn và sốt nhẹ...

Trong trường hợp bé bị cảm lạnh, cha mẹ cần cho con uống đủ nước và nghỉ ngơi, giữ ấm đúng cách. Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị cảm lạnh hay khó thở, môi/móng chuyển màu xanh, thân nhiệt gần 39 độ hoặc cao hơn, đau tai... thì cần đưa trẻ đi khám ngay.

2. Bệnh viêm đường hô hấp

Những mầm bệnh luôn bám theo bé vào mùa đông - Ảnh 2.

Viêm đường hô hấp là bệnh rất phổ biến mà hầu như trẻ nào cũng mắc trong mùa lạnh. Đây là tình trạng viêm nhiễm của các bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản hay đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm khí quản...

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp chủ yếu là do các loại virus, liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu khuẩn và một số loại nấm… hoặc do dị ứng với thời tiết, không khí, khói bụi, hóa chất...

Đặc biệt, sự thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh; uống nước quá lạnh hoặc tiếp xúc với luồng gió lạnh... cũng dễ khiến trẻ mắc bệnh.

Viêm đường hô hấp thường là tổng hợp bệnh do bị cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản… nên khi mắc bệnh, trẻ sẽ có những triệu chứng thường gặp như: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng, giọng mũi, khản đặc có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, thậm chí cả sốt cao và sốt thành cơn…

Mặc dù đây là nhóm bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng gây ra không ít mệt mỏi cho trẻ nhỏ. Nếu viêm đường hô hấp trên không được xử trí đúng và kịp thời sẽ dẫn đến viêm đường hô hấp dưới.

Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện mắc bệnh viêm đường hô hấp, hãy đưa trẻ đi khám để được dùng thuốc thích hợp. Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu khó thở hoặc thở gấp; mệt mỏi cực độ; dịch nhày tiết ra ở mũi có màu và đặc hoặc ho ngày càng nặng... thì càng không thể chậm trễ.

3. Sốt

Những mầm bệnh luôn bám theo bé vào mùa đông - Ảnh 3.

Chuyện trẻ bị sốt khi thời tiết lạnh không phải là điều quá ngạc nhiên với những người làm cha mẹ. Sự thực, sốt không phải là bệnh mà nó là triệu chứng do các bệnh viêm nhiễm khác gây ra.

Vào mùa lạnh, do cơ thể không được giữ ấm, thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh hoặc ăn uống không khoa học... mà trẻ dễ bị bệnh, chủ yếu là các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản... hay các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng tai, nhiễm virus hợp bào hô hấp, viêm dạ dày...

Hầu hết những bệnh này thường liên quan đến viêm nhiễm, nhiễm trùng nên làm tăng nhiệt độ cơ thể, dẫn đến sốt. Tình trạng sốt cao kèm theo đau nhức không những khiến trẻ vô cùng khó chịu mà nếu hông xử trí kịp thời còn trở nên trầm trọng hơn, đe dọa tính mạng.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ trong mùa đông:

- Để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ đặc biệt cần lưu ý đến chuyện giữ gìn vệ sinh và giữ cho trẻ không bị nhiễm lạnh.

Những mầm bệnh luôn bám theo bé vào mùa đông - Ảnh 4.

- Hãy tạo cho bé thói quen rửa tay trước mỗi bữa ăn, sau khi đi vệ sinh hay bất cứ khi nào bé chạm vào các bạn khác, vật nuôi hay đồ chơi chung.

- Dạy bé xì mũi hoặc ho vào khăn giấy. Nếu không, dặn bé xì mũi hoặc ho vào phía trong khuỷu tay.

- Vệ sinh đồ chơi của bé hàng tuần bằng nước nóng pha xà phòng hay dung dịch sát khuẩn.Nếu bình sữa, cốc uống nước, ti giả của bé rơi xuống nền nhà, luôn rửa thật sạch trước khi đưa chúng trở lại cho bé.

- Không chia sẻ những vật dụng cá nhân với con bạn – bao gồm đồ dùng gia đình, bàn chải đánh răng, cốc uống nước, khăn tắm, khăn lau và lược.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu trữ một số loại thuốc trong nhà phòng trường hợp cần thiết.

Thuốc hạ sốt là một trong những loại thuốc không thể thiếu. Nếu trẻ bị đau đầu hoặc lên cơn sốt có thể dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt thích hợp cho trẻ để trẻ dễ chịu hơn, tránh những biến chứng nguy hiểm do sốt cao gây ra.

Hapacol với hoạt chất chính là paractamol giúp cả gia đình bạn giảm các triệu chứng cảm, sốt, nhức đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại