Những cuộc xâm lăng khiến nhân loại phải đầu hàng trước động vật

Huỳnh Huy Chương |

Trong lịch sử đã có những cuộc di cư của động vật vào lãnh thổ của loài người và gây rất nhiều khó khăn cho nhân loại.

Với sự thông minh vượt quá tất cả loài khác, con người đã làm chủ Trái Đất hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên, cũng có những cuộc xâm lăng của động vật khiến con người cũng phải "giơ tay xin hàng".

Quạ ở Pennsylvania, California

Trong năm 2012, thị trấn nhỏ của California, Pennsylvania, bị xâm lược bởi hàng ngàn con quạ. Khắp nơi trên thị trấn từ sáng để tối đều có tiếng quạ ầm mỹ khiến người dân không thể chịu nổi.

Một vấn đề khá quan trọng, đó là những con quạ này có thể mang rất nhiều nhầm bệnh và lan truyền chúng tới những người dân nơi đây.

Những cuộc xâm lăng khiến nhân loại phải đầu hàng trước động vật - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, những chú quạ này thật sự "không lịch sự khi chọn nơi đi vệ sinh", sẵn sàng "giải quyết" mọi lúc, mọi nơi mà chúng muốn.

Mùa đông mới thực sự là cơn ác mộng cho những người dân nơi đây. bởi những con quạ này sẽ bị thu hút bởi lượng nhiệt tỏa ra từ những chiếc đèn đường và kêu suốt đêm, không chừa một ai ngủ ngon.

Những cuộc xâm lăng khiến nhân loại phải đầu hàng trước động vật - Ảnh 2.

Để đuổi những con quạ khỏi thị trấn, chính quyền đã sử dụng rất nhiều khối xịt hơi cay. Dù đã hiệu quả, nhưng chỉ một thời gian ngắn chúng lại quay trở về "thuộc địa" thân quen của mình.

Gấu ở Luchegorsk, Nga

Vào năm 2015, người dân ở các thị trấn Luchegorsk nằm ở Siberia phải đối mặc với "đội quân" 36 con gấu đen. Toàn bộ người dân nơi đây đều được lệnh ở yên trong nhà để tránh trường hợp bị gấu tấn công.

Những cuộc xâm lăng khiến nhân loại phải đầu hàng trước động vật - Ảnh 3.

Quân đội đã tham gia giải quyết vấn đề trên, và 1 con gấu đã vô tình bị chết trong quá trình đó. Nguyên nhân của cuộc tấn công này là do sự thiếu hụt hạt thông. khiến nhiều con gấu trong rừng bị chết đói.

Cuộc "tấn công" loài người này của những chú gấu được xem như một nỗ lực cuối cùng để tìm kiếm nguồn lương thực giúp chúng sống sót qua mùa đông.

Những cuộc xâm lăng khiến nhân loại phải đầu hàng trước động vật - Ảnh 4.

Nhưng rải rác những năm gần đây, cũng có nhiều trường hợp gấu quay trở lại những thị trấn này khiến người dân nơi đây luôn luôn sống nơm nớp trong lo sợ mỗi ngày.

Lạc đà ở sông Docker, Úc

Ở khu vực Northern Territory, Úc được nhập vào một số lượng lớn lạc đà với mục đích duy trì hệ sinh thái và phát triển du lịch tự nhiên nơi đây.

Tuy nhiên, một thời gian sau những chú lạc đà này sinh sản quá mức mức và phá hoại mọi tài sản của người dân mà chúng đi qua.

Những cuộc xâm lăng khiến nhân loại phải đầu hàng trước động vật - Ảnh 5.

Đỉnh cao là cuộc xâm lăng sông Docker. Hàng ngàn con lạc đà trong chuyến đi tìm nước đã phá hủy nghiêm trọng nhiều cơ sở vật chất. Vì vậy, chính phủ Úc buộc lòng phải ra tay.

Nhưng phương án họ chọn khá khó hiểu khi cho gần hết số lạc đà này lên máy bay rồi thả tự do chúng từ trên những tầng mây cao. Hành động này đã bị cả thế giới chỉ trích nghiêm trọng, song chính phủ Úc cho rằng đó là biện pháp hữu dụng nhất với vấn đề này.

Tuy vậy, tốc độ sinh sản của những con lạc đà con sót lại vẫn rất nhanh. Và hứa hẹn một lịch sử lặp lại rất cận kề cho Úc.

Rắn ở thị trấn Ejisu, Ghana

Vào tháng 4 năm 2016, nhiều ngôi làng ở thị trấn Ejisu đã phải sống trong địa ngục bởi cuộc đổ bộ bất ngờ của hàng ngàn con rắn đen có độc và không có độc

Bọn chúng theo chủ nghĩa "Everywhere": Có nghĩa là bất cứ nơi nào, tủ quần áo, giường, nhà tắm và bất cứ đâu trong nhà cũng có thể trở thành lãnh thổ của chúng.

Những cuộc xâm lăng khiến nhân loại phải đầu hàng trước động vật - Ảnh 6.

Nhiều người dân cho rằng những đôi tình nhân trẻ đã làm "những điều không đứng đắn" ở những bụi cây quanh làng nên đã mạo phạm đến thánh thần. Nhiều người đã rời bỏ thị trấn do không thể chịu đựng được chúng. Cuối cùng, chính phủ đã có một cuộc thanh trừng hàng loạt đối với những kẻ xâm lược thị trấn Ejisu.

Một số người đã quay lại thị trấn, nhưng một số khác do áp lực tâm lý quá nặng nề nên họ quyết định rời bỏ mãi mãi thị trấn này.

Ếch da báo ở Oconto, Wisconsin

Cuộc xâm lăng con người lớn nhất lịch sử động vật là vào năm 1952 khi 175 triệu con ếch da báo tiến hành tại thị trấn ở Oconto. Ở ngoài đường, cứ vài giây bạn sẽ được nghe một tiếng nổ do có một con ếch nào đó vô tình bị xe cán qua.

Những cuộc xâm lăng khiến nhân loại phải đầu hàng trước động vật - Ảnh 7.

Có những poter chế hài hước về sự kiện đã qua này

Và rất khó để bạn có một lối đi thoải mái trên mọi ngóc ngách của thị trấn. Những con ếch liên tục nhảy vào người qua đường khiến họ vô cùng khó chịu

Nguyên nhân là do nơi những chú ếch này sống đang bị ngập lụt nặng, vì thế chúng không còn cách nào khác là tìm một nơi khác gần đó để sống tạm.

Những cuộc xâm lăng khiến nhân loại phải đầu hàng trước động vật - Ảnh 8.

Chính quyền Wisconsin lúc bấy giờ không thể đưa ra bất cứ biện pháp xử lý nào do số lượng của "quân địch" là quá đông.

May thay, một thời gian ngắn nước ở vịnh nhà những chú ếch đã rút xuống. Chúng dần dần rời khỏi thị trấn trở về nhà và trả lại cuộc sống bình thường cho người dân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại