Những con số gây “sốc” của thị trường công nghệ Việt

Thanh Xuân |

125 triệu thuê bao điện thoại, 50 triệu người dùng internet dành trung bình gần 7 giờ mỗi ngày sử dụng điện thoại, máy tính, 46 triệu tài khoản mạng xã hội,… là những con số ấn tượng được chia sẻ trong hội thảo NBS Focus Point.

Fintech Việt Nam – thị trường 8,8 tỉ USD

Với sự hợp tác giữa Anpha Holdings và Nanyang Business School, NBS Focus Point Conference được tổ chức tại KS Intercontinental Tp. Hồ Chí Minh ngày 23/11 để thảo luận về xu thế và ứng dụng của FinTech trong PropTech và giao dịch chứng khoán. NTU hiện là trường đại học trẻ năng động bậc nhất với ranking Top 3 thế giới cùng mạng lưới cựu sinh viên (Alumni) hơn 230.000 người trên 91 quốc gia trên thế giới. 

Với sức mạnh như vậy, NBS Focus Point luôn là tâm điểm theo dõi và có sức ảnh hưởng mạnh khi lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

Điều phối bởi Ông Michael Dang – Chủ tịch Anpha Holdings, các đại diện của chuyên gia đến từ Ernst & Young và SSI đã chia sẻ những thông tin nghiên cứu đánh giá thị trường FinTech của Việt Nam hết sức năng động và thu hút với dự đoán thị trường đạt giá trị 8,8 tỉ đô trước 2020. 

Hàng loạt những đại học hàng đầu thế giới phát triển Cơ sở công nghệ "Tech Campus" để chuẩn bị cho làn sóng của cuộc cách mạng 4.0 như Cornell University Tech Campus tại trung tâm New York hay Đại học Công nghệ Nanyang (NTU-Singapore).

Những con số gây “sốc” của thị trường công nghệ Việt - Ảnh 1.

Hội thảo NBS Focus Point – điều phối bởi Ông Michael Dang, Chủ tịch Anpha Holdings

Từ Smart City Việt đến Smart Campus chuẩn quốc tế

Công nghệ bất động sản – PropTech – là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong các hội thảo hiện nay. Thực tế, PropTech không chỉ ứng dụng trong phát triển bất động sản mà còn được dùng để quản trị hiệu quả nguồn lực trong các khu vực có mật độ cao và hoàn chỉnh như khuôn viên các trường đại học lớn ở nước ngoài.

Chia sẻ tại NBS Focus Point, Ông Son Pham – Founder start-up WeJelly, chỉ ra 3 yếu tố quan trọng trong ứng dụng Smart City: (i) Smarthomes – quản lý nhà thông minh, (ii) Fintech – quản lý thanh toán không tiền mặt, và (iii) Sharing Economy – quản lý nền kinh tế chia sẻ. 

Đây cũng chính là nền tảng xây dựng Tech Campush trở thành Smart Campus do nhu cầu quản lý nguồn lực trong môi trường giáo dục rất lớn như phân bổ nhu cầu sử dụng các thư viện, nhà thể thao, xe buýt shuttle nội khu và đặc biệt nhu cầu chia sẻ đồ dùng, sách tham khảo, vouchers…. 

Start-up Việt này đang phát triển ứng dụng Smart Campus giúp giải quyết những vấn đề quản lý nguồn lực hiệu quả tại những Cơ sở công nghệ này.

Những con số gây “sốc” của thị trường công nghệ Việt - Ảnh 2.

WeJelly phát triển ứng dụng Smart Campus trên nền tảng SimCity SmartCitizen – SIMCity là dự án đô thị thông minh đầu tiên tại Việt Nam được công nhận và nhận giải thưởng Vietnam Property Award 2018.

Cơ hội nào cho Start-up Việt

Theo thống kê của Ernst & Young, thị trường FinTech Việt đã xuất hiện 40 nền tảng thanh toán cùng hàng chục nền tảng cho vay P2P, tài chính cá nhân, blockchain, đầu tư đám đông (crowd-funding) cung cấp bởi gần 70 công ty công nghệ Fintech. Ví điện tử đang là mảng ứng dụng có sức cạnh tranh mạnh nhất trong nền tảng thanh toán với sự góp mặt của cả công ty công nghệ FinTech và các ngân hàng truyền thống nhằm giành vị trí đầu thị trường.

Với khả năng tài chính ít ỏi của các FinTech Việt, việc "đốt tiền" để chiếm thị phần có thể không mang lại lợi ích gì mà còn giúp dọn đường cho các ứng dụng Ví điện tử lớn nước ngoài tham gia sau bỏ qua bước "đào tạo thị trường" và dễ dàng chiếm lĩnh vị trí độc tôn khi tung ra các khuyến mãi "khủng". Việc WeJelly đi ngược dòng xuất khẩu ứng dụng Smart Campus ra nước ngoài cũng có thể được coi là bước đi "lạ và khôn ngoan".


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại