Nhìn Nga thẳng tay "ra đòn sấm sét" với Ukraine ở biển Azov, phương Tây "cứu" được, sao vẫn lặng im?

Quốc Vinh |

Sự bóp nghẹt ở biển Azov đại diện cho áp lực trừng phạt kinh tế lớn của Nga đối với Ukraine. Tuy nhiên châu Âu vẫn đang ngại ngần khi muốn đụng chạm với Moscow ở mặt trận mới.

Hơn một tuần trước, Nga đã bắt giữ 3 tàu của Ukraine trong một vụ việc mà nước này tuyên bố rằng phía Kiev đã xâm phạm vào lãnh hải của mình để tiến hành hành vi khiêu khích có mục đích.

Sự kiện nói trên đã đánh dấu một giai đoạn mới trong căng thẳng nhiều năm qua giữa Ukraine và Nga, điều cũng sẽ khiến cho châu Âu càng trở nên bận rộn hơn trong nhiều năm tới, theo Foreign Policy.

Kể từ năm 2014, Nga đã tăng đáng kể khả năng quân sự của mình ở vùng biển khu vực, và trong những tháng gần đây bắt đầu lặng lẽ kiểm soát tất cả các tàu ra vào cảng của Ukraine trên biển Azov.

Mặc dù Mỹ và một số ít các quốc gia châu Âu hiện đang nỗ lực cho việc hỗ trợ tự do hàng hải ở Biển Đông, nhưng khi nói đến Biển Đen và biển Azov, ngay cả các lực lượng hải quân châu Âu với các chính phủ táo bạo nhất cũng cảm thấy việc đối đầu với Trung Quốc ở phía bên kia của thế giới còn dễ hơn là tiếp cận sự nhạy cảm về an ninh ở gần châu Âu.

Đối với an ninh kinh tế của Ukraine, phần lớn nền kinh tế của nước này ở phía Đông phụ thuộc vào thương mại thông qua các cảng trên biển Azov. Các cảng Ukraine ở Biển Đen xa xôi hơn, cơ sở hạ tầng kém hơn và vận chuyển cũng đắt hơn.

Khu vực này đã phải đối mặt với những vấn đề kinh tế sâu sắc; cơ sở hạ tầng và dây chuyền sản xuất bị phá hủy một phần bởi chiến tranh, và xuất khẩu đi qua cảng Mariupol giảm 58% trong những năm gần đây. Đầu tư nước ngoài cũng biến mất.

Trong nhiều tháng qua, Nga đã làm chậm lại tuyến đường vận chuyển thương mại của Ukraine ra vào biển Azov. Đầu năm nay, các nhân viên biên phòng Nga đã bắt đầu tiến hành yêu cầu dừng tàu để kiểm tra đối với các chuyến tàu thương mại đến các cảng của nước này.

Sự chậm trễ như vậy có thể khiến một con tàu mất thêm chi phí từ 10.000 đến 12.000 USD mỗi ngày. Điều này làm cho xuất khẩu của Ukraine trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, nhập khẩu đắt hơn và người tiêu dùng địa phương nghèo hơn.

Tất cả các động thái trên đại diện cho một áp lực trừng phạt kinh tế lớn của Nga đối với Ukraine. Nga đã đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt đối với Ukraine trước đây.

Nhưng hiện tại, các biện pháp này không chỉ giới hạn trong việc hạn chế xuất khẩu Ukraine sang Nga, mà là một nỗ lực phối hợp để làm tổn hại thương mại Ukraine với châu Âu và Trung Đông.

Nhìn Nga thẳng tay ra đòn sấm sét với Ukraine ở biển Azov, phương Tây cứu được, sao vẫn lặng im? - Ảnh 1.

Phương Tây vẫn đang cân nhắc việc can thiệp vào biển Azov do nhiều vấn đề nhạy cảm.

Đây không phải là vấn đề nhỏ vì Ukraine xuất khẩu sang các nước Ả Rập nhiều hơn là Nga. Việc niêm phong eo biển Kerch cũng giống như Đan Mạch ngăn cản các tàu Nga vượt qua eo biển Đan Mạch để nhốt lại ở Biển Baltic.

Vì vậy, bên cạnh việc quan sát và thể hiện mối lo ngại nghiêm trọng, châu Âu và Mỹ có thể làm gì? Theo Foreign Policy, lựa chọn của phương Tây là khá nhiều.

Đầu tiên, họ có thể chứng minh sự hỗ trợ ngoại giao và hỗ trợ tự do hàng hải bằng cách cho tàu thuyền tiến vào biển Azov. Việc gửi các tàu phi quân sự ra biển sẽ giúp duy trì nguyên tắc này. Về phía Nga, nước này sẽ không muốn ngăn chặn các tàu của bên thứ ba.

Thứ hai, người châu Âu và Mỹ có thể chấp nhận một cái gì đó có thể gọi là chiến lược bù đắp kinh tế cho Ukraine. Một số biện pháp này có thể không cần chi phí quá lớn và mang tính biểu tượng giống như cung cấp cho Kiev các tàu mới.

Ngoài ra, các đối tác phương Tây có thể đầu tư xây dựng lại các tuyến đường và đường sắt có thể liên kết các phần của miền Đông Ukraine với phần còn lại của đất nước. Bên cạnh đó, gỡ bỏ hạn chế hàng hóa của Ukraine với thị trường châu Âu như mật ong, ngũ cốc, ngô và nước ép nho.

Mặc dù có một khu vực thương mại tự do với Ukraine, Liên minh châu Âu vẫn giữ lại hạn ngạch xuất khẩu đối với một số mặt hàng cạnh tranh của Ukraine.

Bộ Ngoại giao Nga phàn nàn tuần trước rằng Ukraine đang cố gắng mô tả Moscow là một quốc gia hung hăng ở biển Azov để buộc phương Tây tăng lệnh trừng phạt đối với nước này.

Nếu đây là một nỗi sợ hãi thực sự của Nga, Moscow có thể mời các nhà quan sát quốc tế vào biển Azov để chứng minh hành động của mình là đúng luật. Chưa bàn đến việc hành vi của Nga và Ukraine ở biển Azov là đúng hay sai, nhưng một sự hiện diện quốc tế tại đây sẽ giúp làm giảm leo thang tình hình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại