Người hay tức giận có thể dễ mắc 8 loại bệnh nguy hiểm

Vân Hồng |

Tức giận không chỉ khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, mà còn gây ra ít nhất 8 căn bệnh nguy hiểm. Đây là những điều bạn không nên làm trong khi mất bình tĩnh để tránh chuốc thêm rủi ro.

Cuộc sống hàng ngày không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi như mình mong đợi. Do nhịp sống ngày càng nhanh, căng thẳng, áp lực khiến nhiều người người rơi vào trạng thái căng như "gói thuốc nổ", chỉ cần thêm một mồi lửa là thuốc đó sẽ bùng cháy.

Nhưng bạn có biết không? Tức giận không chỉ không thể giải quyết được vấn đề, mà còn tự làm khổ bản thân, kéo theo việc làm tổn hại sức khỏe.

Bài viết này do các chuyên gia sức khỏe gửi đến bạn với thông điệp, hãy tránh xa sự nóng giận để không mắc bệnh.

Người hay tức giận có thể dễ mắc 8 loại bệnh nguy hiểm - Ảnh 1.

Các chuyên gia được phỏng vấn

Lý Kiến Minh, Lãnh đạo điều hành Hiệp hội Sức khoẻ Tâm thần TQ.

La Vệ Phương, Học viện Khoa học Y khoa TQ.

Phó Giáo sư Lý Quân, Viện Khoa học thần kinh nhận thức, Đại học Sư phạm Bắc Kinh TQ.

Mã Kiện Văn, Quản lý Viện nghiên cứu tâm lý Quảng Đông, TQ.

Trương Ngọc Quyên, bác sĩ trưởng Trung tâm Y tế Tâm thần Hà Nam, TQ.

Chuyên gia cho rằng, sự tức giận sẽ dẫn đến rối loạn hệ thống nội tiết, do đó ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của chức năng tế bào miễn dịch, giảm sức đề kháng, và cuối cùng dẫn đến bệnh tật. Cụ thể, có 8 mối nguy lớn do tức giận gây ra như sau.

1. Tạo nếp nhăn, sắc da xấu đi

Khi tức giận, máu trong não làm tăng độc tố, kích thích các nang lông/tóc, khiến viêm quanh nang lông ở mức độ khác nhau, tạo ra vấn đề sắc tố da tiến triển xấu.

2. Bệnh về tuyến giáp

Tức giận sẽ làm cho trung tâm điều khiển của hệ thống nội tiết bị rối loạn, dẫn đến bài tiết hormone tuyến giáp quá mức, một thời gian dài có thể gây cường giáp.

3. Đẩy nhanh sự lão hóa của não

Khi tức giận, làm tăng áp lực lên mạch máu não, trong máu não tăng các chất độc nhiều nhất, làm đẩy nhanh quá trình lão hóa não.

4. Loét dạ dày

Tức giận có thể gây ra sự phấn khích thần kinh giao cảm, tác động trực tiếp lên tim và mạch máu, làm giảm và chậm lại lưu lượng máu đến nhu động ruột, từ đó có thể gây loét dạ dày.

5. Thiếu máu cơ tim

Khi tức giận, cùng lúc chuyển đến não một lượng máu nhiều hơn bình thường, tương ứng với việc này là lượng máu chuyển đến tim bị giảm xuống, dẫn đến chứng thiếu máu cục bộ ở cơ tim.

6. Tổn thương hệ thống miễn dịch

Khi tức giận, não bộ sẽ gửi đến cơ thể một thông điệp rằng sẽ tạo ra một cortisol chuyển hóa thành cholesterol. Nếu chất này tích lũy quá nhiều trong cơ thể, nó sẽ cản trở hoạt động của các tế bào miễn dịch.

7. Rối loạn kinh nguyệt

Tức giận và trầm cảm có thể dẫn đến xuất hiện hiện tượng khí gan trì trệ, kinh nguyệt không đều, chu kỳ bất thường, lượng máu giảm, màu máu đỏ sẫm và các vấn đề khác, thậm chí dẫn đến vô kinh hoặc mãn kinh sớm xuất hiện.

8. Tổn thương tuyến vú

Tức giận có thể gây ra dấu hiệu khó chịu cho gan, trì trệ không khí và ứ đọng máu, dẫn đến xuất hiện tăng sản tuyến vú và các bệnh khác.

Người hay tức giận có thể dễ mắc 8 loại bệnh nguy hiểm - Ảnh 3.

8 việc cần tránh thực hiện khi tức giận

1. Không mang sự tức giận vào giấc ngủ

Khi đi ngủ trong cơn giận dữ, nhịp tim sẽ đập nhanh hơn, hơi thở gấp hơn, dễ dẫn đến mất ngủ hoặc ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Hãy tự nhắn với mình rằng, đi ngủ mà tức giận cũng sẽ không giải quyết được vấn đề, hãy ngủ trước và để mai tính.

2. Không lái xe trong lúc giận dữ

Khi tức giận, sự tập trung sẽ bị hạn chế. Nếu lái xe sẽ khó quan sát được người hoặc vật xuất hiện phía trước. Các nghiên cứu xác nhận rằng lái xe trong sự tức giận làm tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông.

Lúc này, bạn có thể nghe một bài hát hay bản nhạc có tiết tấu chậm, giai điệu bài hát trữ tình để điều chỉnh tâm trạng.

3. Không chuyển sự tức giận cho người khác

Khi tức giận, bạn cần phải giải tỏa sự bực bội, nhưng tuyệt đối không nên chuyển sự giận dữ đó cho người khác, đặc biệt là nhóm người dễ bị tổn thương.

Nếu bạn không kiềm chế được, hãy tự đi dạo bộ hoặc vận động cơ thể để làm dịu tâm trạng.

4. Không nên ăn quá nhiều

Khi tức giận sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn với các món chứa chất béo cao, nhiều dầu mỡ và đường. Bữa ăn không lành mạnh sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa, dẫn đến các vấn đề như tiêu chảy hoặc táo bón. Ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng thừa dinh dưỡng, làm cho bạn mất đi vóc dáng chuẩn.

5. Không tiếp tục tranh cãi

Càng giận dữ, bạn càng muốn làm rõ trắng đen. Trong thực tế, lúc cãi nhau thì từ đầu đã không đồng quan điểm, nói thêm nữa sẽ trở thành lời buộc tội vô nghĩa và làm tổn thương lẫn nhau.

Nếu muốn ngăn chặn sự tức giận, cãi vã thì hãy rời khỏi hiện trường, dành một vài phút để cho tâm trí và cơ thể của bạn để bình tĩnh trở lại, sau đó bình tĩnh thảo luận, thì mới thực sự có giá trị.

6. Không nên uống rượu giải sầu

Rượu ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não, làm mất kiểm soát các dây thần kinh xung động, rượu sẽ làm cho chúng ta trở nên mất suy nghĩ và ý thức, dẫn đến hành vi bốc đồng hơn, hoặc thậm chí phạm lỗi không thể khắc phục.

7. Đừng bỏ qua chỉ số huyết áp

2 giờ sau khi sự tức giận, sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ 3 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim sẽ tăng gấp 5 lần, người có lịch sử mắc bệnh mạch máu não hoặc bệnh tim thì rủi ro còn cao hơn.

Nếu bạn thuộc nhóm bệnh nhân có huyết áp cao, hãy chú ý đến chỉ số huyết áp, hạn chế sự tức giận càng sớm càng tốt.

8. Đừng ra những quyết định lớn

Hầu hết đại đa số các tù nhân đã bày tỏ sự hối tiếc rằng, trong lúc tức giận mà đưa ra quyết định và hành động bất hợp lý đã dẫn đến thảm kịch. Khi người ta giận dữ, lý trí thường đã bị thay thế bởi cảm xúc, không thể đưa ra những quyết định đúng.

*Theo Health/Sina

Xem thêm:

12 dấu hiệu ban đầu của bệnh Trầm Cảm bạn nên biết (Nguồn: YouTube)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại