Người dân sống ở hoang mạc khô cằn đã "tiến hóa" để uống được nước nhiễm độc asen

Hoa Hướng Dương |

Sống ở môi trường khắc nghiệt, con người đã có những thay đổi từ cấp độ gene để có thể thích nghi môi trường.

Ở những vùng sa mạc khô cằn, nước uống là vấn đề nan giải với những người dân địa phương và ở hoang mạc Atacama (Chile), nơi khô cằn nhất thế giới thì điều đó lại càng nghiêm trọng.

Chất độc asen gây ung thư cho con người

Người dân sống ở hoang mạc khô cằn đã tiến hóa để uống được nước nhiễm độc asen - Ảnh 1.

Hoang mạc Atacama là vùng đất khô cằn và khắc nghiệt. Ảnh Internet.

Tồi tệ hơn, nguồn nước từ các con sông hay giếng nước lại bị nhiễm độc asen vô cùng cao (Đây là chất hóa học vô cùng độc và nguy hiểm cho môi trường thường được dùng điều chế thuốc trừ dịch hại, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu...).

IARC (Tổ chức quốc tế nghiên cứu ung thư) và EU đều xếp asen vào các chất gây ung thư nhóm 1. Trong tự nhiên, asen nhiễm độc nguồn nước ngầm thông qua việc giải phóng ra từ trầm tích do các điều kiện thiếu ôxy của lớp đất gần bề mặt.

Người dân sống ở hoang mạc khô cằn đã tiến hóa để uống được nước nhiễm độc asen - Ảnh 2.

Ở các con sông hay giếng nước trên hoang mạc Atacama, nồng độ asen ở đây vượt quá 1mcg/lít - mức cao nhất ở châu Mỹ và gấp tới hơn 100 lần giới hạn an toàn của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới).

Mặc dù được xếp vào nhóm chất cực độc thì người dân vùng Quebrada Camarones ở hoang mạc Atacama (Chile) lại phát triển một cơ chế đặc biệt nhằm thích nghi với môi trường sống mà tổ tiên họ đã sống cách đây 7.000 năm trước.

Người dân ở hoang mạc Chile và khả năng giải độc asen

Người dân sống ở hoang mạc khô cằn đã tiến hóa để uống được nước nhiễm độc asen - Ảnh 3.

Người dân nơi đây đã tiến hóa để thích nghi với môi trường. Ảnh Internet.

Vậy người dân ở đây đã làm như thế nào để có thể tồn tại mà không có nguồn nước sạch thay thế?

Các nhà khoa học tới từ Mario Apata (Đại học Chile, Santiago) đã nghiên cứu mã gene và đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, kết quả nghiên cứu sau đó được công bố trên Tạp chí Nhân chủng học của Mỹ và những gì họ phát hiện thật khó tin!

Câu trả lời nằm ngay trong chính bản thân những người dân địa phương, cơ thể của họ đã tiến hóa trước áp lực chọn lọc tự nhiên nhằm thích nghi với môi trường ô nhiễm.

Người dân địa phương có thể sử dụng một loại enzyme có tên AS3MT, enzyme này khi kết hợp với asen sẽ chuyển hóa thành hai hợp chất thạch tín hữu cơ ít độc hại là axit monomethylarsonic (MMA) và axit dimethylarsinic (DMA).

Mario Apata thuộc nhóm nghiên cứu cho biết:

"Dữ liệu của chúng tôi cho thấy khả năng chuyển hóa asen cao chính là lý do giúp con người có thể thích nghi và tồn tại trong một môi trường chứa đầy thạch tín".

Nhà nhân chủng học Lorena Madrigal (Đại học South Florida) cũng cho biết thêm những biến thể bảo vệ được gọi là những điểm đa hình đơn nucleotide (singlenucleotide polymorphisms, SNPs).

Các biến thể này đã làm thay đổi cấu trúc ADN đơn của mã di truyền, từ đó ảnh hưởng đến các phân tử enzyme kháng độc trong cơ thể.

Nguồn: Unexplained-mysteries.com

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại