Ngay cả khoa học còn bảo: cứ thảo mai như chị Nguyệt chỉ khiến mọi người quay lưng đi thôi

Đặng Nghiêm |

Với tính thảo mai, "một dạ hai vâng đến ba quay ngoắt" tuy có thể mang lại nhiều lợi ích, thế nhưng liệu tất cả chúng ta đều thích như thế?

Sức nóng của phim "Phía trước là bầu trời" ắt hẳn vẫn chưa hạ nhiệt, đặc biệt là cái sự "lắm mưu nhiều mẹo" của cô Nguyệt trong phim.

Những toan tính rất ranh mãnh của cô nàng ẩn trong vỏ bọc của cô gái "thảo mai" khiến người xem kinh ngạc hết lần này đến lần khác.

Ngay cả khoa học còn bảo: cứ thảo mai như chị Nguyệt chỉ khiến mọi người quay lưng đi thôi - Ảnh 1.

Thế nhưng liệu tạo cho mình một hình tượng yếu đuối để đạt được mục đích có đáng để cho chúng ta thay thế sự trung thực và chân thật vốn có của mỗi người?

Khi những thứ vỏ bọc lấy được lòng người

Là chủ bút của 4 kết quả nghiên cứu liên hoàn được đăng trên tạp chí Psychological Science, Jillian Jordan cùng cộng sự từ ĐH Yale cho hay: Đa số mọi người đều không thích những người giả tạo, hơn cả người có hành vi thiếu văn hóa hay thích nói dối.

Ngay cả khoa học còn bảo: cứ thảo mai như chị Nguyệt chỉ khiến mọi người quay lưng đi thôi - Ảnh 2.

Chẳng hạn như trong nghiên cứu thứ nhất, người tham gia sẽ được nghe những cuộc hội thoại đầy tính "thảo mai" từ các nhân vật trong một vở kịch. Tất cả họ đều có điểm chung là rất hay che đậy bản thân bằng vỏ bọc hoàn hảo, đạo đức.

Mỗi người sau khi xem sẽ được hỏi rằng ai trong số những người này được cho là đáng tin cậy nhất. Kết quả của ¾ cuộc nghiên cứu cho thấy, đa số đều không tán thành với hành vi này, và lên án chúng nhiều hơn những thói xấu khác.

Duy chỉ có ở nghiên cứu cuối cùng, người khảo sát mới cảm thông cho hành động sai trái dưới lớp "thảo mai" trong một số trường hợp ngoại lệ.

Cụ thể, trong nghiên cứu là một người tỏ ra "vô tội" dù cho có tải nhạc trái phép vài lần. Khi bị phát hiện, họ lại biết hối lỗi, sửa sai cho hành vi của mình.

Những người khảo sát khi xem qua câu chuyện đa số đều bỏ qua được trong trường hợp này. Thế mới nói, thảo mai cũng tùy vào từng loại, từng trường hợp nữa cơ.

Đến đây thì chúng ta tự hỏi có bao nhiêu loại thảo mai nhỉ? Cùng tìm hiểu tiếp nhé.

3 thể loại "bán mai" của con người theo góc nhìn tâm lý học

Theo nhà tâm lý học Jennifer Delgado, cô phân loại các dạng giả tạo của con người thành 3 loại, dựa trên những nghiên cứu và đúc kết từ những bệnh nhân của mình, bao gồm:

Ngay cả khoa học còn bảo: cứ thảo mai như chị Nguyệt chỉ khiến mọi người quay lưng đi thôi - Ảnh 3.

1. Ứng xử theo quy tắc song song: Đây là những người rất thích đề cao giá trị đạo đức, luôn tỏ ra phép tắc chừng mực. Thế nhưng điều họ làm thì ngược lại, họ sẽ sẵn sàng chối bỏ hết để đạt được lợi ích tốt nhất cho mình.

2. Tiêu chuẩn đạo đức song song: Nếu bạn để ý thấy những người luôn thích phán xét người khác và ít khi nào tự kiểm điểm lại bản thân, đó là dạng người này đây. Vì thế bạn sẽ thấy họ khá giống với bà hàng xóm trong phim, chỉ khác là bà "dữ mồm" hơn là thảo mai.

3. Giá trị đạo đức yếu kém: Là dạng người nói được nhưng không làm được. Chẳng hạn như họ sẽ đốc thúc người khác làm việc này vì lợi ích chung, nhưng đến họ thì không làm.

Giải thích đơn giản cho hành động này là vì họ yếu kém trong việc thúc đẩy bản thân, thế nên mới có chuyện "thúc mình chối ta".

"Mật ngọt chết ruồi" là thế, nhưng sự trung thực vẫn trên thảo mai một bậc

Trong một tập phim, Nguyệt có nói một câu rất tâm đắc: "Không chấp nhận xã hội thì xã hội sẽ loại mình", thế nhưng chấp nhận xã hội như cô có phải là giải pháp tốt?

Với kinh nghiệm chuyên môn của Jennifer, cô cho biết sự thảo mai (hay nặng hơn là giả tạo) thường làm chúng ta khó chịu, dù cho xã hội rất cần sự "khéo" trong cách ứng xử.

Ngay cả khoa học còn bảo: cứ thảo mai như chị Nguyệt chỉ khiến mọi người quay lưng đi thôi - Ảnh 5.

Thực chất, đa số mọi người đều có niềm tin và trọng dụng những người giá trị đạo đức đích thực, hơn là giả vờ ngụy tạo để khỏa lấp cho hành vi của mình.

Chẳng hạn, chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn với một người ăn ngay nói thẳng, thay vì một người cứ thảo mai mà ai cũng biết rõ hành vi của mình.

Ngay cả khoa học còn bảo: cứ thảo mai như chị Nguyệt chỉ khiến mọi người quay lưng đi thôi - Ảnh 6.

Đương nhiên chúng ta cần phải hiểu rằng trong cuộc sống, cần chút "mai đào" khéo léo sẽ được lòng người vẫn không phải là xấu, nếu biết suy nghĩ có chừng mực vì mình và cho người khác.

Vì thế, hãy thành thật, sống đúng với xúc cảm của mình trong mọi việc. Khi cần thiết, mới thảo mai khéo léo để mọi việc được trôi chảy. Đừng vì đặt cái lợi trước mắt mà bỏ qua hết những giá trị lâu dài mà vai Nguyệt đã gắm gửi đến mọi người.

Nguồn: Realsimple, Psychology-spot, Psychology Today

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại