Nga đang cố gắng che giấu mất mát tại Syria?

Bảo Lam |

Các lực lượng liên quân tuyên bố, họ biết rõ về số lượng binh lính Nga hy sinh thực sự trên chiến trường Syria.

Tình hình đan xen phức tạp tại Syria

Sau khi Nga tham chiến tại Syria, mối hiểm họa khủng bố đã giảm. Chỉ mới 3 - 4 năm trước đây, toàn bộ thế giới đã thực sự lo sợ viễn cảnh một ngày nào đó, những kẻ theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan sẽ tiêu diệt tất cả những ai đối đầu với chúng để thiết lập nhà nước của riêng mình.

Thêm vào đó, ngoài việc bành trướng tại Syria, những phần tử này kéo sang tận Iraq, nơi mà cả các lực lượng vũ trang chính thống của nước sở tại lẫn liên quân quốc tế không thể cản được bước tiến của chúng.

Vai trò của Mỹ trong cuộc chiến này rất khó đánh giá. Thứ nhất, Washington cùng các đồng minh đã đưa quân tới đây từ năm 2014, nhưng không thể giành quyền kiểm soát một vài khu vực nào đó một cách chớp nhoáng.

Cùng với Mỹ, còn hàng chục nước tham gia chiến đấu chống lại IS, nhưng có cảm giác như chiến dịch của họ chỉ duy nhất nhằm mục đích giúp đỡ cho các lực lượng quân sự đối lập duy trì sự tồn tại. Có nghĩa là gần như Mỹ chỉ tập trung vào việc lật đổ tổng thống Bashar al-Assad chứ không phải vì mục tiêu ổn định tình hình ở đây.

Cuối cùng, chính sách này dẫn tới việc các khu vực phía Tây Syria dần trở lại ổn định, trong khi những nơi thuộc quyền kiểm soát của ông Assad thường xuyên bị quân khủng bố tấn công.

Nga đang cố gắng che giấu mất mát tại Syria? - Ảnh 1.

Vai trò của Mỹ tại Syria đang bị đặt dấu hỏi lớn

Ngoài ra, chính quyền hợp danh phải cùng lúc chiến đấu trên hai mặt trận - cả phe đối lập được Liên quân hậu thuẫn lẫn quân khủng bố. Sau đó, chiến thuật này biến thành vấn đề lớn với Thổ Nhĩ Kỳ - những đội Dân quân người Kurd đồng minh của Mỹ trở thành thế lực thực sự ở phía Bắc Syria, khiến cho Ankara vô cùng khó chịu.

Chính sách của Washington thay đổi đột ngột khi Nga xuất hiện tại Syria. Moscow đã và sẽ tiếp tục sát cánh cùng với chính quyền Damascus. Trong 1,5 năm đầu chiến dịch của Nga, lãnh thổ bị IS kiểm soát đã giảm xuống đáng kể.

Sự thành công của Quân đội Nga đã hối thúc Mỹ phải hành động. Tính hiệu quả của các lực lượng Liên quân cùng những nhóm vũ trang đối lập tăng lên gấp nhiều lần. Điều này được chứng tỏ bằng chiến dịch giải phóng thành công Raqqa.

Nga và Mỹ, mặc dù chính thức theo đuổi một mục tiêu - chiến thắng chủ nghĩa khủng bố, vẫn không thể bắt tay hợp tác với nhau một cách đúng nghĩa. Tuy nhiên, điều này cũng không cản trở việc hai bên thường xuyên dành cho nhau những lời ngợi khen.

Các đại diện phía Mỹ hết lần này tới lần khác đánh giá vai trò quan trọng của Nga trong cuộc chiến chống IS. Thực ra, sự thành công của Quân đội Nga là điều hoàn toàn có thể cảm nhận được.

Nga đang cố gắng che giấu mất mát tại Syria? - Ảnh 2.

Tình hình thực địa tại Syria có thay đổi bước ngoặt khi Nga chính thức tham chiến

Thiệt hại của các bên tham chiến

Tuy nhiên, có nhiều chuyên gia phân tích ủng hộ Mỹ cho rằng, thành tựu mà Nga có được phải trả một cái giá quá đắt - những mất mát thực sự của Quân đội Nga nhiều hơn những gì đã công bố. Thông tin này được cộng tác viên Viện Lowie (Úc), chuyên gia về Trung Đông và Hồi giáo, ông Roger Shanakhan chia sẻ với phóng viên "Svepressa".

Theo ông Shanakhan, mọi người đã từ lâu đều biết rằng không thể giải quyết vấn đề Syria một cách nhanh gọn. Mặc dù ban đầu tất cả đều tưởng điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay.

Mỹ quyết định can thiệp từ năm 2014. Khi đó có dấu hiệu cho thấy cả phe đối lập lẫn phe chính phủ đang đánh mất dần các vùng đất của mình trước IS. Quân khủng bố kiểm soát không chỉ những khu vực phía đông, mà cả một số vùng bên trong lãnh thổ đối phương.

Đó từng là vấn đề đối với ông Salim Idris (cựu thủ lĩnh Quân đội Syria tự do - FSA), bởi vì ông ta không thể ngăn cản được tầm ảnh hưởng hủy diệt của IS. FSA ran rã, tàn quân còn lại được Mỹ tập hợp lại dưới trướng Ilah Bashir (thủ lĩnh hiện tại của FSA). Đó là một trong những lý do xuất hiện liên quân chống khủng bố.

Nhưng đó chỉ là một trong nhiều nguyên nhân. Tại sao ai đó lại phải can thiệp vào cuộc nội chiến ở quốc gia khác? Hiện thời phe đối lập có một đối tượng duy nhất - ông Assad, không ai muốn động tới Syria. Đó là vấn đề bản địa và nó tưởng như đang đi tới hồi kết.

Tuy nhiên IS đã cản trở điều này. Rất may, liên quân nhanh chóng hiểu được IS là ai. Đó không phải phe đối lập mà là những kẻ ăn cướp sẵn sàng giết tất cả. Theo lịch sử Hồi giáo, không bao giờ quân đội đạo Hồi hành xử như vậy với những kẻ bị xâm lược, kể cả trong giai đoạn Thánh chiến.

Thế nhưng IS đã làm gì với người Yezidi? Ở Úc có những người tị nạn gốc Yezidi. Họ chia sẻ những gì từng xảy ra với dân tộc mình tại Iraq và Syria. Họ bị sát hại mà không cần hỏi bất cứ điều gì, đơn giản bởi vì họ là người Yezidi.

Còn những dân tộc khác nữa. Đối với IS không quan trọng đó là người Do Thái, người theo đạo Tin lành, người Ả Rập gốc Shiite hoặc Ả Rập gốc Sunni. Bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân nếu không chấp nhận giáo chỉ của thủ lĩnh Bagdadi.

IS là kẻ thù của cả thế giới. Syria không thể tự mình giải quyết chúng. Khi đó cần phải nhanh chóng hành động. Mỹ đã đề xuất giải pháp cho toàn thế giới. Tất cả những ai đồng tình đều cử lực lượng vũ trang tới Syria và Iraq.

Nga đang cố gắng che giấu mất mát tại Syria? - Ảnh 3.

Khủng bố IS là kẻ thù chung của thế giới văn minh

Dù không hoàn toàn nhất trí với quan điểm của Mỹ, nhưng Nga đã đưa ra quyết định chính xác khi chiến đấu với chủ nghĩa khủng bố tại Syria. Không ai cho rằng Nga sẽ làm vậy.

Đã từ lâu các quốc gia hùng cường nhất hành tinh không còn xích lại gần nhau như vậy. Mỹ sát cánh với Nga tại Syria, mặc dù mỗi bên triển khai cuộc chiến theo cách của mình với cùng một kẻ thù, nhưng dưới sự bảo trợ của họ lại là những kẻ hoàn toàn khác nhau.

Điều đó có nghĩa rằng Nga không nhất trí với Mỹ về Assad, còn lại mọi thứ họ làm đều giống nhau. Việc này sẽ còn kéo dài, họ sẽ mắc kẹt ở đây rất lâu. Mỗi bên đều có khu vực thuộc quyền kiểm soát của mình, của các đồng minh, thậm chí bây giờ còn có cả những "an toàn khu" riêng biệt.

Có nghĩa là các phần tử khủng bố sẽ còn đe dọa Syria một thời gian dài nữa. Nhưng không giống như trước đây chúng đã làm, IS - với vị thế như một quốc gia, đã bị tiêu diện hoàn toàn, nhưng nó sẽ biến thành các nhóm vũ trang.

Đây sẽ là cuộc chiến tranh du kích của các phần tử khủng bố, tại những nơi mà chúng có thể triển khai. Thông thường các cuộc chiến tranh kiểu này đều kết thúc như vậy. Nhưng ở đây phức tạp hơn vì Nga và Mỹ không có chung quan điểm về tương lai của Syria.

Trong bất cứ trường hợp nào, họ cũng sẽ phải trả giá để đạt được điều mình muốn. Họ đã chịu thiệt hại rất lớn. Ông Roger Shanakhan phân tích thiệt hại của các quân đội khác nhau tại Syria và đi đến kết luận - Nga dẫn đầu danh sách, tiếp theo sau là Mỹ.

Được biết trong thời gian gần đây không có thông tin liên quan tới thiệt hại của phía Nga, trong khi đó vài tuần qua Quân đội Mỹ đã mất khoảng 10 người.

Tuy nhiên chuyên gia Viện Lowie cho rằng, thiệt hại của phía Mỹ tương đương với Nga. Có nhiều điều không được đề cập tới. Giới quân sự không thích chia sẻ việc chiến hữu của họ hy sinh như thế nào, còn báo giới ít khi biết được nhiều hơn những gì người ta muốn cho họ biết.

Nhưng điều này không làm cho việc tìm kiếm sự thật trở nên khó khăn. Người Nga nhanh chóng biết được thiệt hại của người Mỹ và ngược lại. Những tổn thất chính thức luôn thấp hơn thực tế, bởi vậy cần phải hỏi các bên liên quan.

Như vậy có thể xác định rằng Nga chịu nhiều thiệt hại và Mỹ cũng thế. Đó là hệ quả của chiến tranh, và Syria không nằm ngoài quy luật này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại