NASA bắn phá tiểu hành tinh mặt trăng, bảo vệ trái đất

A.Thư |

Didymoon, một tiểu hành tinh dạng mặt trăng trong nhóm vật thể gần trái đất có khả năng gây nguy hiểm, sẽ bị tàu vũ trụ DART phá hủy trong một nhiệm vụ tự sát.

Tiến sĩ Nancy Chabot, người đứng đầu dự án "Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép" (DART), vừa công bố vật thể mang tên Didymoon sẽ bị NASA tấn công vào năm 2022.

Nhân vật mang trọng trách chiến đấu với Didymoon sẽ là DART - một tàu vũ trụ robot cùng tên với dự án được phóng lên vũ trụ từ giữa năm 2021.

NASA bắn phá tiểu hành tinh mặt trăng, bảo vệ trái đất - Ảnh 1.

Mô tả cuộc tấn công của NASA - ảnh: NASA

DART sẽ tiến gần đối thủ để thu thập các dữ liệu, gửi về trái đất phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Cuối cùng, nó sẽ bắn phá mục tiêu bằng… chính bản thân mình. Cú va chạm cực mạnh khi DART lao trực tiếp vào có thể phá hủy vật thể nguy hiểm hoặc ít ra là làm nó chệch khỏi quỹ đạo và không còn đe dọa trái đất nữa. Cú tấn công đồng thời làm DART bị phá hủy.

NASA bắn phá tiểu hành tinh mặt trăng, bảo vệ trái đất - Ảnh 2.

Cận cảnh DART - ảnh: NASA

DART chỉ mới là một phần của hệ thống phòng thủ trái đất mà NASA nghiên cứu nhiều năm qua. Nếu thử nghiệm thành công sẽ có các "người anh em" của DART ra đời để đối phó thảm họa không gian trong tương lai.

Sự phát triển của khoa học vũ trụ đã cho con người hiểu rằng nguy cơ một tiểu hành tinh lao vào trái đất và gây ra đại thảm họa là có thật. Các nhà nghiên cứu trái đất cũng không ít lần phát hiện dấu tích của các cuộc tấn công không gian xa xưa gây ra biến đổi khí hậu, tuyệt chủng trên toàn cầu.

Kẻ xui xẻo bị NASA lên kế hoạch tấn công thực ra thuộc nhóm các vật thể có khả năng nguy hiểm đối với trái đất.

NASA bắn phá tiểu hành tinh mặt trăng, bảo vệ trái đất - Ảnh 3.

Didymoon (vật thể nhỏ) và "người anh em" to lớn của nó - ảnh: NASA

Didymoon (tiếng Hy Lạp nghĩa là sinh đôi) thuộc về một cặp tiểu hành tinh luôn đi kèm nhau gọi là Didymos, trong đó gồm một tiểu hành tinh rộng khoảng 780 m và một tiểu hành tinh "mặt trăng" rộng 170 m – chính là Didymoon.

NASA bắn phá tiểu hành tinh mặt trăng, bảo vệ trái đất - Ảnh 4.

Cặp đôi lọt vào ống kính thiên văn khi đe dọa trái đất năm 2003 - ảnh: NASA

Tiểu hành tinh lớn được quan sát thấy lần đầu vào năm 1996, trong khi mặt trăng của nó được biết đến vào năm 2003, khi cặp đôi này tiếp cận trái đất ở khoảng cách cực gần (khoảng 7,18 triệu km).

Nếu không có gì tác động, cặp đôi sẽ đe dọa trái đất ở khoảng cách gần hơn nữa vào năm 2123 (chỉ 5,9 triệu km), sau đó tiếp tục sượt qua Sao Hỏa với khoảng cách chỉ 4,69 triệu km vào năm 2144.

(Theo Daily Mail, Fox News, NASA)

NASA "cập bến" thiên thể nắm giữ bí mật sự sống trái đất Tàu InSight của NASA đáp xuống sao Hỏa, gởi về bức ảnh đầu tiên Hố khổng lồ nơi NASA săn sự sống ngoài trái đất

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại