Na Uy tin F-35 có thể hạ gục Nga

Mỹ Đức |

Tờ Klassekampen vừa đăng tải thông tin về kế hoạch Na Uy sử dụng tiêm kích F-35 để không kích các mục tiêu quân sự tại Nga.

Kế hoạch của Na Uy

Theo nguồn tin này, việc Na Uy bạo chi mua tiêm kích F-35 của Mỹ là nằm trong kế hoạch dùng chiến đấu cơ thế hệ 5 này để tấn công Nga. Tờ Klassekampen đã chỉ rõ những kịch bản F-35 có thể tấn công Nga.

Đầu tiên, chiến hạm và máy bay Nga xâm phạm vào vùng lãnh hải của Na Uy. Động thái của Oslo là huy động toàn bộ 52 chiếc F-35 tham gia chiến dịch đáp trả.

Đặc biệt, kế hoạch của Na Uy còn có đòn tấn công chiến hạm và máy bay Nga trên biển Barents, biển Na Uy và thậm chí ngay tại lãnh thổ của Nga. Tình huống được Na Uy gọi là "sự tập trung lực lượng".

Kịch bản này được đặc biệt quan tâm bởi 2/3 lực lượng hạt nhân của Nga được triển khai tại phương Bắc. Ngoài ra, Hạm đội phương Bắc của Nga có trụ sở tại Severomorsk, vịnh Kola, cũng đang vận hành hàng loạt các tàu ngầm điện - diesel và hạt nhân.

 Na Uy tin F-35 có thể hạ gục Nga  - Ảnh 1.

Tiêm kích F-35

Nhiệm vụ của hạm đội này là bảo vệ phía Tây - Bắc nước Nga. Mặc dù vậy, Na Uy cho rằng không căn cứ quân sự nào tại Murmansk, thậm chí tất cả hạm đội tàu ngầm của Nga đều nằm trong kế hoạch tấn công từ chiến đấu cơ tàng hình Na Uy.

Không chỉ có kế hoạch dùng F-35 tấn công Nga, hiện Không quân Na Uy cũng công khai kế hoạch sử dụng tiêm kích thế hệ 5 này tham gia các chiến dịch quân sự của NATO.

Bộ Quốc phòng Na Uy còn khẳng định rằng, F-35 sẽ tập trung bảo vệ khu vực miền Bắc nước này bằng việc luôn đặt tất cả số lượng máy bay tàng hình đặt mua từ Mỹ trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu tốt nhất.

Tự tin hạ gục Nga?

Theo Sputnik, kế hoạch của Na Uy rất khó có thể thực hiện bởi Nga đã ưu tiên triển khai số lượng lớn hệ thống phòng không S-400 và Pantsir cùng loạt hệ thống phòng không trên hạm tối tân tại Hạm đội phương Bắc.

Trong năm 2016, Hạm đội phương Bắc sẽ tiếp tục nâng cấp vũ khí, quân đội và các trang thiết bị đặc biệt cũng như tăng cường khả năng phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc hạm đội.

Bộ phận báo chí thuộc Hạm đội phương Bắc cho hay, các trung đoàn tên lửa phòng không, vốn cung cấp lá chắn phòng không cho các căn cứ lực lượng tàu ngầm quan trọng, sẽ tiếp nhận nhiều hệ thống phòng không S-400 Triumf.

Ngoài ra, loại tên lửa mới Pantsir-3 và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động Bastion cũng được trang bị cho hạm đội để triển khai nhiệm vụ bảo vệ lực lượng binh lính bờ biển.

Năm ngoái, đơn vị này cũng tiếp nhận một tàu nghiên cứu đại dương mang tên Yentar, một tàu đặc biệt mang tên Yuri Ivanov, một tàu chuyên chở vũ khí mang tên Academic Kovalev và nhiều cần cẩu nổi tự nâng hiện đại.

Thêm vào đó, nhiều tàu chiến có trang bị rocket tổ hợp thuộc hạm đội cũng sẽ được chuyển giao về Dự án tàu khu trục 22350 sau khi trải qua giai đoạn 1 thử nghiệm tại Bạch Hải, miền Tây Bắc nước Nga.

Với cách triển khai vũ khí này, Nga tự tin rằng có thể phá hủy bất kỳ mục tiêu đường không, trên biển nào một khi chúng đe dọa đọa đến an ninh và kinh tế nước Nga. Tuy nhiên, theo phân tích của giới quân sự Na Uy trên tạp chí Aviation Week thì hệ thống tên lửa S-400 của Nga vô hại với máy bay tàng hình F-35.

Aviation Week cho biết, radar hướng dẫn bắn hiện đại nhất của Nga là loại Irbis-E lắp trên tiêm kích Su-35 (được triển khai phương Bắc) và loại radar 92N6E Gravestone trang bị cho hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf. Thực tế những hệ thống radar này có tầm phát hiện mục tiêu khá khiêm tốn.

Theo nguồn tin này, chiến đấu cơ Su-35 của Nga chỉ có thể thấy được máy bay tàng hình Mỹ khi ở khoảng cách 36 - 58 km, trong khi đó tổ hợp phòng không S-400 chỉ có thể phát hiện được ở khoảng cách 34 km.

Với khả năng khiêm tốn của vũ khí Nga, Na Uy có thể khai hỏa ở khoảng cách an toàn mà không bị Nga phát hiện. Vì vậy, kế hoạch dùng tiêm kích tàng hình F-35 để tấn công mục tiêu của Nga nếu cần thiết của Oslo có thể dễ dàng thực hiện.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại