Mỹ vô cùng táo bạo hay liều lĩnh khi tung "cựu binh" KQ vào cuộc chiến chống Su-35 Nga?

Bảo Lam |

"Cựu binh" này từng bước, đã biến thành chiếc tiêm kích đa năng đầy uy lực, thực hiện được nhiều nhiệm vụ - từ áp chế hệ thống phòng không cho tới chiếm lĩnh ưu thế trên không.

Phần đầu của bài viết trên tạp chí The National Interest (Mỹ) nhắc tới chiếc máy bay tiêm kích F-16 Fighting Falcon do công ty Lockheed Martin chế tạo, nó vẫn là vũ khí chủ lực của các lực lượng không quân Mỹ và đồng minh.

Chiếc máy bay này từng bước, từ một chiến binh cận chiến hạng nhẹ, đã biến thành chiếc máy bay tiêm kích đa năng đầy uy lực với khả năng thực hiện được nhiều nhiệm vụ - từ áp chế hệ thống phòng không của địch cho tới chiếm lĩnh ưu thế trên không.

Bài viết nhằm mục đích so sánh các tính năng chiến đấu của "Fighting Falcon", không phải với MiG-29, cỗ máy thuộc thế hệ thứ 4 và cũng là loại tiêm kích hạng nhẹ, mà với chiếc máy bay tiêm kích hạng nặng đa năng thế hệ thứ 4++ Su-35 được bàn giao cho quân đội Nga hai tuần trước đây. Cần phải nói rằng, đây là một quyết định so sánh vô cùng táo bạo.

Mỹ vô cùng táo bạo hay liều lĩnh khi tung cựu binh KQ vào cuộc chiến chống Su-35 Nga? - Ảnh 1.

Tiêm kích Su-35 của Nga.

Cả việc tại sao tác giả bài viết, ông Dave Madjumdar, lại lựa chọn chiếc tiêm kích F-16 phiên bản nâng cấp mới nhất (C/D), mà được sản xuất từ năm 1981 để so sánh với Su-35 cả Nga, cũng khiến người đọc thấy khó hiểu. Tất cả những phiên bản nâng cấp mới nhất được thực hiện trên các máy bay F-16 đang được quân đội nhiều nước sử dụng.

Nhưng khi nghiên cứu vấn đề một cách kỹ lưỡng, có thể hiểu được rằng sự lựa chọn này là bất đắc dĩ.

Vấn đề ở chỗ, đã 3 năm trôi qua kể từ khi chiếc tiêm F-35A đáng lẽ phải thay thế chiếc F-16 trong Không lực Hoa Kỳ, nhưng chiếc máy bay đời mới được công ty "Lockheed Martin" quảng cáo rầm rộ vẫn chưa hoàn thiện và khi nó được bàn giao cho quân đội thì người ta mới nhận thấy "siêu sao" này còn kém xa bậc đàn anh F-16 Fighting Falcon".

Và bằng chứng là những kết quả của các trận không chiến thường xuyên được tổ chức trên máy tính giữa hai loại máy bay này với phần thắng thường nghiêng về F-16.

Do đó, cỗ máy được công ty "General Dynamics" nghiên cứu và sản xuất tại các nhà máy của "Lockheed Martin" sẽ còn làm đại diện cho các máy bay tiêm kích hạng nhẹ trong lực lượng không quân Mỹ trong một thời gian dài nữa. Bởi vậy, việc thay thế gần 1.000 chiếc tiêm kích loại này là điều mờ mịt.

Thực ra, tình hình có thể được cải thiện khi Mỹ mua các máy bay tiêm kích khá tốt với giá thành không quá cao của Pháp, Châu Âu hoặc Thụy Điển. Tuy nhiên, công ty "Lockheed Martin" không thể để điều này phương hại tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thêm vào đó, vai trò quan trọng chính là sự tự tôn của người Mỹ: Vũ khí Mỹ phải tốt nhất trên thế giới.

Vậy phiên bản F-16 hoàn thiện nhất hiện đang được lực lượng không quân tiêm kích Mỹ sử dụng có khả năng như thế nào? F-16С Block 52 là chiếc máy bay 1 chỗ ngồi với 1 động cơ có lực đẩy lên tới 7900kg. Khi tăng tốc nó có thể đạt được lực đẩy tối đa 12900kg.

Mỹ vô cùng táo bạo hay liều lĩnh khi tung cựu binh KQ vào cuộc chiến chống Su-35 Nga? - Ảnh 2.

Tiêm kích F-16 phóng tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow.

Trọng lượng cất cánh trung bình không đến nỗi tồi cho một chiếc máy bay tiêm kích một động cơ – 14.500kg. Khối lượng tên lửa và bom tối đa nó có thể mang theo là 7.800kg. Nhưng vận tốc tối đa ở trên không của nó khá bình thường – 2.100km/h.

Trần bay của nó cũng không cao – 15.000m. Tầm hoạt động cũng còn nhiều hạn chế - 2.600km với các bình nhiên liệu treo. Để so sánh: Su-35 có tầm hoạt động tới 3.600km mà không cần mang theo các thùng dầu phụ và tới 4.500km với các thùng dầu phụ treo ngoài.

Chiếc tiêm kích của Mỹ mang theo một bộ các phương tiện tấn công hoành tráng – tên lửa "không đối không" tầm gần và tầm trung, các tên lửa "không đối đất" các loại trong đó phải kể tới những loại bom có điều khiển và bom "ngu" nhưng chúng dễ bị phát hiện do có diện tích phản xạ radar lớn hơn nhiều so với mức 0,7m2 của Su-35.

Các tính năng chiến đấu của một máy bay tiêm kích đa năng hiện đại có thể chia thành 3 nhóm:

Các tính năng bay

Ở đây lợi thế của Su-35 là hoàn toàn rõ ràng. "Fighting Falcon" không có gì để đáp lời máy bay Nga. Tiêm kích Su-35 có vận tốc nhanh hơn, trần bay cũng như bán kính chiến đấu xa hơn. Su-35 trong trạng thái chưa tăng lực vẫn có thể đạt được vận tốc vượt vận tốc âm thanh – 1,1M.

Đó là một trong những dấu hiệu để có thể coi nó như máy bay thế hệ thứ 5. Có nghĩa là chiếc máy bay của Mỹ không phải đối thủ cạnh tranh trước máy bay Nga về những tính năng bay. Duy nhất chỉ khả năng tăng tốc của cả 2 chiếc là gần ngang nhau: 280m/s của Su-35 và 275m/s của F-16.

Cho nên chiếc máy bay của Nga hoàn toàn xứng đáng với biệt danh "Vật thể lạ của người Nga", mà người ta đặt cho nó tại triển lãm hàng không Pháp mới đây.

Mỹ vô cùng táo bạo hay liều lĩnh khi tung cựu binh KQ vào cuộc chiến chống Su-35 Nga? - Ảnh 3.

Tiêm kích Su-35 Nga bắn mồi bẫy đánh lừa tên lửa không đối không của đối phương.

Trang bị tên lửa

Vì tạp chí The National Interest cố xác định kẻ chiến thắng trong cuộc đối đầu giữa hai chiếc máy bay này nên các tên lửa "không đối đất" không được tính tới.

Su-35 trang bị tên lửa tầm ngắn R-73 hay chính xác hơn là phiên bản RVV-MD nâng cấp, có khả năng cơ động cao, có thể tiêu diệt các mục tiêu bay cơ động với độ quá tải tới 12g. Trong khi đó tên lửa của F-16 chỉ có thể tiêu diệt được những mục tiêu bay với độ quá tải 9g và tốc độ tối đa của mục tiêu là 2.500km/h.

Như đã đề cập ở trên, "Fighting Falcon" không thể đạt được tới vận tốc này. Những tính năng vượt trội của tên lửa RVV-MD là khả năng phóng trong mọi vận tốc của máy bay và cả khi đang cơ động. Tầm phóng tối đa là 40km. Độ rộng của góc tìm mục tiêu bằng đầu tự dẫn hồng ngoại là 120 độ.

Quả tên lửa R-73 được bàn giao cho quân đội vào năm 1983 trong một thời gian dài là một trong những tên lửa "không đối không" tầm ngắn tốt nhất (theo một vài thông số còn là tốt nhất). Tuy nhiên, nhờ hàng loạt các hoạt động nâng cấp nên người Mỹ cách đây không lâu đã đưa tên lửa AIM-9 lên vị trí dẫn đầu.

Đó là ưu thế, trước tiên, liên quan tới hệ thống tự tìm mục tiêu. Tên lửa của Mỹ có đầu tự dẫn hồng ngoại đa kênh, giúp có thể giảm thiếu tối đa khả năng bị "đánh lừa".

Tiếp đến, góc tìm kiếm và khóa mục tiêu rộng hơn. Thêm một ưu thế của quả tên lửa này đó là vecto lực đẩy có điều khiển. Phiên bản nâng cấp này có mã định danh AIM-9X.

Mỹ vô cùng táo bạo hay liều lĩnh khi tung cựu binh KQ vào cuộc chiến chống Su-35 Nga? - Ảnh 4.

Tiêm kích F-16 bắn mồi bẫy đánh lừa tên lửa không đối không của đối phương.

Tuy nhiên AIM-9X mới chỉ bắt đầu được trang bị trên những máy bay tiêm kích "ngoại hạng" là F-22 và đôi khi trên F-35 mà thuộc thế hệ thứ 5. F-16 cần phải tự hài lòng với tên lửa AIM-9M kém hơn.

Về những tính năng chiến đấu, tên lửa này kém một chút so với RVV-MD. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó "Fighting Falcon" sẽ được trang bị AIM-9X.

R-77 (RVV-AE) là tên lửa tầm trung trang bị trên Su-35 có tầm phóng tối đa là 110km, vận tốc bay – 4M, trang bị đầu dò radar chủ động, tiêu diệt được những mục tiêu có tốc độ 3.600km/h. Su-35, như đã đề cập ở phần trên, là chiếc máy bay hoàn toàn trẻ trung. Và hiện nó đang được bổ sung thêm các loại tên lửa thế hệ mới.

Liên quan tới việc Bộ Quốc phòng Nga cắt giảm số lượng đặt hàng Su-57 nên một vài loại vũ khí của nó sẽ được chuyển sang lắp đặt cho Su-35. Dự kiến trong thời gian tới nó sẽ tiếp nhận tên lửa "không đối không" tầm xa R-37 với tầm phóng lên tới 300km. F-16 chỉ có thể cạnh tranh bằng tên lửa AIM-120C-7 với tầm phóng lên tới tối đa 120km.

Thiết bị điện tử

Đây là điểm yếu nhất của "Fighting Falcon". So với Su-35, nó thiếu nhiều thứ. Không có trạm định vị quang học mà giúp nó phát hiện được các mục tiêu dù đã tắt trạm sóng radar để tăng khả năng tàng hình. Không có trạm chiến tranh điện tử.

Chính xác là có trạm gây nhiễu AN/ALQ-165 nhưng nó đã lỗi thời và chỉ đáp ứng được các yêu cầu của cuộc chiến chống lại những lực lượng không quân du kích trang bị tên lửa Stinger.

Trạm radar AN/APG-68 của Mỹ yếu hơn nhiều so với trạm radar "Irbis" của Nga. AN/APG-68 có khả năng phát hiện máy bay có độ tán xạ 1m2 ở khoảng cách 75km. Nhưng thông số này của Su-35 ưu thế hơn vì nó có thể phát hiện độ tán xạ tương đương 0,7m2.

Irbis phát hiện được mục tiêu có độ tán xạ 1m2 ở khoảng cách 300km, còn 0,01m2 ở khoảng cách 90km. Có nghĩa là nguyên tắc "kẻ nào nhìn thấy trước sẽ bắn trước" chỉ có thể được phi công của tiêm kích Su-35 sử dụng.

Vì máy bay Nga có ưu thế trong cả 3 nhóm tính năng, nên phi công Mỹ khó có cơ hội để giành được chiến thắng khi đối đầu với Su-35.

Tuy nhiên, như tạp chí The National Interest khẳng định, tình hình có thể được cải thiện nếu chỉ cần trang bị cho F-16 hệ thống điện tử mà đang được lắp đặt trên các phiên bản xuất khẩu. Trên những máy bay tiêm kích bán cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, có trang bị trạm định vị quang học cũng như hệ thống radar với ăng ten lưới mảng pha chủ động AN/APG-80.

Nhưng hình như tác giả bài viết bị mê hoặc bởi từ "ăng ten lưới mảng pha chủ động". Đúng là hệ thống radar này có tính ổn định cao và nhiều chức năng được nâng cấp. Nhưng lại không có nhiều tác động lên những tính năng chiến đấu chủ yếu.

Tầm phát hiện mục tiêu của AN/APG-80 xa hơn khoảng 10% của AN/APG-68. Cho nên có thể làm cho chất lượng của chiếc máy bay tăng lên, nhưng không nhiều tới mức để mang ra so sánh các tính năng chiến đấu của nó với Su-35.

Thực ra, công ty "Lockheed Martin" dự định tiếp tục nâng cấp thêm cho "cựu binh" của lực lượng không quân Mỹ. Công ty này đã tuyên bố về việc nghiên cứu phiên bản F-16 nâng cấp mới – Viper. Cỗ máy mới sẽ được trang bị trạm radar với ăng ten lưới mảng pha chủ động, máy chủ mới và buồng lái nâng cấp.

Dùng tiêm kích F-16 "cắt tóc" - Cảm giác thật mãnh liệt

Bên cạnh đó, quân đội Mỹ sẽ không chế tạo thêm các máy bay mới, mà dự kiến chỉ trang bị hệ thống điện tử mới cho những máy bay hiện đang được khai thác. Chắc chắn điều này liên quan tới việc chậm tiến độ bàn giao F-35.

Bài viết đưa ra một lời kết hết sức chuẩn mực: "Bởi vậy, Mỹ cần phải nhanh chóng đầu tư nguồn lực vào hoạt động sản xuất các máy bay tiêm kích thế hệ mới". Tuy nhiên, như chúng ta đã biết ở những bài viết trước, cả máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35 còn kém hơn so với Su-35 chứ nói gì đến "cựu binh" F-16.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại