Mỹ từng chế nhạo siêu vũ khí Status-6 của Nga

Thùy Dung |

Từ thái độ coi thường, Mỹ đang thể hiện rõ sự lo lắng sau khi Nga tuyên bố lần đầu thử nghiệm thành công với siêu vũ khí Status-6.

Mỹ chế nhạo

Các chuyên gia Mỹ gọi siêu ngư lôi Status-6 của Nga là giấc mơ không thể thực hiện và coi đây là đòn tuyên truyền. Trang Chiến lược của Mỹ ngày 3/12 có bài viết "Nước Nga và giấc mơ không thể thực hiện" nói về loại siêu ngư lôi Status-6 mà Nga đang ấp ủ chế tạo.

Bài báo cho rằng việc Nga cho công bố bức ảnh được cho là của siêu ngư lôi Status-6 với tầm bắn 10.000 km và có khả năng tránh mọi thiết bị cảm ứng có thể là một sai lầm.

Báo Mỹ trích dẫn lại báo chí Nga nói rằng loại ngư lôi này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được thiết kế để tấn công các mục tiêu then chốt vùng duyên hải. Một đầu đạn hạt nhân cỡ lớn có khả năng hủy diệt một thành phố cảng quy mô và phóng xạ sau đó sẽ cản trở quá việc tái thiết.

Theo tờ Chiến lược, xét về mặt kỹ thuật thì loại ngư lôi Status-6 không có ý nghĩa gì. Quả ngư lôi không thể chứa đủ nhiên liệu để đẩy nó đi xa tới 10.000 km, nhất là đối với loại ngư lôi phóng từ tàu ngầm, kể cả ống phóng tên lửa trên tàu ngầm hạt nhân.

Mỹ từng chế nhạo siêu vũ khí Status-6 của Nga  - Ảnh 1.

Theo tình báo Mỹ, Status-6 vừa được Nga phóng từ tàu ngầm Sarov.

Như vậy, có khả năng Status-6 chạy bằng năng lượng hạt nhân, song điều đó sẽ làm tăng mạnh chi phí, sự phức tạp và giảm tính khả thi. Theo báo Mỹ, phía Nga nói rằng dự án chế tạo ngư lôi này được phân loại mật và dữ liệu đã được gỡ bỏ ngay sau khi được đăng tải lên mạng.

Theo báo Mỹ, Nga đã từng muốn chế tạo một loại vũ khí tương tự nhưng nhỏ hơn từ những năm 1950. Loại vũ khí mà Nga muốn có khi đó là có thể phóng từ ống phóng ngư lôi từ khoảng cách 30-40 km vào một mục tiêu lớn ven bờ (như một thành phố). Nga chưa bao giờ thực hiện được mơ ước này và buộc phải từ bỏ.

Báo Mỹ cho rằng thông tin Status-6 là một trò tuyên truyền nhằm hỗ trợ những cáo buộc hiện nay của chính phủ Nga rằng Mỹ và NATO đang tìm cách chế ngự Nga, một phần trong kế hoạch này là xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo vốn có thể vô hiệu hóa tên lửa đạn đạo của Nga.

Đấy chính là lý do vì sao lại nhấn mạnh rằng Status-6 là loại vũ khí có khả năng vượt qua công nghệ chống tên lửa đạn đạo hiện nay. Trang Chiến lược kết luận, câu chuyện về Status-6 đã không thể thuyết phục được bất kỳ ai ở Bộ Quốc phòng Mỹ, nhưng có thể khiến những người không được tiếp cận với các chuyên gia tin sái cổ.

Không thể đánh chặn

Từ chỗ coi thường, Mỹ đã đổi hẳn thái độ sau khi Nga tuyên bố lần đầu thử nghiệm thành công với siêu vũ khí Status-6, trang The Washington Free Beacon dẫn nguồn tin tình báo cho biết. Status-6 vừa được Nga thử nghiệm giống như thiết bị bay ngầm không người lái mang theo ngư lôi hạt nhân công suất lớn đe dọa Mỹ.

Tình báo Mỹ đã phát hiện cuộc thử nghiệm dưới nước này, loại ngư lôi này được Lầu Năm Góc gọi là Canyon (Status-6). Theo nguồn tin này, các ngư lôi này được phóng từ tàu ngầm Sarov, tuy nhiên chi tiết về địa điểm cuộc thử nghiệm hoặc kết quả của nó không được thông báo.

Theo Vasily Kashin, chuyên viên từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ của Nga, xét theo thông tin hiện có, Status-6 là loại ngư lôi đang được thiết kế để tấn công hạt nhân vào thành phố ven biển và các mục tiêu khác trên bờ biển.

Trên thực tế, đây là một tàu ngầm không người lái mang theo vũ khí hạt nhân, có khả năng di chuyển với tốc độ cao ở độ sâu khoảng 1.000 m. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ về tính năng và thiết kế, đặc biệt, trong ngư lôi sẽ được lắp động cơ loại nào.

Chuyên viên Vasily Kashin cho biết, ý tưởng thiết kế ngư lôi hạng nặng không phải là mới mẻ. Vào đầu những năm 1960, nhà khoa học nổi tiếng của Liên Xô, sau đó là người bất đồng chính kiến ​​Andrei Sakharov đã hỗ trợ cho dự án thiết kế ngư lôi chiến lược T-15 mang đầu đạn công suất 100 megaton.

Khi đó, các nhà khoa học cho rằng, công suất này là đủ để gây ra một cơn sóng thần khổng lồ có thể phá hủy các thành phố ven biển. Ngay cả lúc cao điểm của Chiến tranh Lạnh, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã coi ý tưởng này là khủng khiếp và không thể chấp nhận được.

Tuy nhiên mọi chuyện đã khác khi Nga đã bắt tay vào phát triển và có thử nghiệm thành công đầu tiên. Nói về khả năng tấn công của vũ khí Status-6, phát ngôn viên của Tổng thống Nga ông Dmitry Peskov khẳng định rằng hệ thống NMD không thể cứu Mỹ nếu vũ khí Nga phát động tấn công.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại