Một thiên thạch vừa bất ngờ bay sượt qua Trái đất, khoảng cách chỉ bằng 50% từ Trái đất đến Mặt trăng

NTT13789 |

Nó di chuyển rất nhanh và rất gần chúng ta.

Sáng sớm hôm thứ Hai, trong khi mọi người đang pha cà phê, đưa con đến lớp hay đang lẩm bẩm chửi rủa vì tắc đường, một thiên thạch lớn bằng toà nhà 10 tầng vừa bay sượt qua Trái đất.

Thiên thạch có tên 2017 AG13 được phát hiện bởi Cơ quan Khảo sát Bầu trời, Đại học Arizona vào hôm thứ Bảy tuần trước, theo một email từ công ty truyền phát trực tiếp hình ảnh từ không gian Slooh.

Theo uớc tính thiên thạch kích cỡ chiều dài khoảng 15 đến 34 m và vận tốc khi nó di chuyển quanh Trái đất là khoảng 16 km/s. Theo Slooh, khoảng cách từ thiên thạch chỉ bằng nửa khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng.

Một thiên thạch vừa bất ngờ bay sượt qua Trái đất, khoảng cách chỉ bằng 50% từ Trái đất đến Mặt trăng - Ảnh 1.

Nó di chuyển rất nhanh và rất gần chúng ta”, Eric Feldman, một nhà thiên văn của Slooh nói trong sự kiện “livestream” 2017 AG13 bay sượt qua Trái đất và lúc 7:47 (múi giờ eastern time của Mỹ và Canada) ngày 9 tháng 1. “Nó thực sự đã đi qua quỹ đạo của hai hành tinh là Venus và Trái đất”.

Suýt thì đụng

Điều gì sẽ xảy ra nếut hiên thạch này thật sự đi vào bầu khí quyển của chúng ta?

May mắn thay, các nhà nghiên cứu tại Đại học Purdue, những người đã tạo ra một phần mềm mô phỏng có tên “Tác động tới Trái đất” đã xem xét khả năng này. Và kết quả cho thấy, nó có thể sẽ không gây tổn thất lớn như những gì chúng ta tưởng tượng.

Trong lịch sử, đã từng có một thiên thạch xốp chiều dài 34 m đâm vào Trái đất một góc 45 độ, phần mềm mô phỏng đã cho thấy tác động của nó giống như một vụ nổ bom nguyên tử trên không vậy.

Vụ nổ giải phóng khoảng 700 kilo tấn năng lượng – gấp hàng chục lần vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima.

Nhưng vì vụ nổ xảy ra từ khoảng cách 16 km so với mặt đất nên nó đã không tác động nhiều đến bên dưới.

Theo Purdue, cứ 150 năm lại xảy ra những vụ va chạm như vậy.

Tuy nhiên, theo Slooh, 2017 AG13 có kích thước “gần bằng kích thước của thiên thạch đã giáng xuống Chelyabinsk, Nga vào năm 2013”, vì vậy mà các tác động trên mặt đất – bao gồm vỡ cửa kính và làm hư hại nhẹ các toà nhà – cũng có thể diễn ra tương tự.

Tham khảo Sciencealert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại