Màu sắc tinh dịch cảnh báo bệnh nguy hiểm: Thi thoảng nam giới nên kiểm tra

Mochi |

Nhiều nam giới chưa chắc đã trả lời được chính xác tinh dịch có màu gì và khi nào thì màu sắc của chúng có khả năng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe đang bị nguy hiểm.

Lượng tinh dịch trung bình được tạo ra mỗi lần "xuất binh" là khoảng 2–5ml chứa đến 200–500 triệu tinh trùng. Cơ thể nam giới khỏe mạnh sẽ sản xuất được một lượng tinh dịch có màu sắc đặc trưng. Thông thường, tinh dịch là chất lỏng có màu trắng hoặc xám đục.

Tuy nhiên, nhiều người lại thấy màu sắc tinh dịch thay đổi. Đôi khi tiếp xúc với thực phẩm bị ô nhiễm, nước hoặc các yếu tố môi trường khác cũng khiến tinh dịch đổi màu, nhưng nam giới nên cảnh giác với tình trạng này.

Màu sắc tinh dịch cảnh báo bệnh nguy hiểm: Thi thoảng nam giới nên kiểm tra - Ảnh 1.

1. Trong, trắng hoặc xám

Như đã đề cập ở trên, nếu nam giới nhìn thấ tinh dịch trong, trắng hoặc xám, chứng tỏ bạn hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh. Tinh dịch được tạo thành từ nhiều loại khoáng chất, protein, hormone và enzyme. Các chất này được sản xuất bởi tuyến tiền liệt, góp phần tạo nên màu sắc và kết cấu.

2. Màu vàng hoặc xanh lá cây

Tịch dịch có màu vàng hoặc màu xanh lá cây thường do 3 nguyên nhân:

-Nước tiểu trong tinh dịch: Tinh dịch đi qua niệu đạo có thể bị lẫn với nước tiểu còn sót lại trong niệu đạo nên có màu hơi vàng.

Hiện tượng này thường xảy ra nếu bạn xuất tinh ngay sau khi đi tiểu. Và bạn không cần phải quá lo lắng mỗi khi nhìn thấy tinh dịch có màu vàng hoặc xanh lá cây.

Tuy nhiên, bạn cũng cần biết tinh dịch màu vàng cũng có thể là nguyên nhân của một số căn bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (tuyến tiền liệt mở rộng), nhiễm trùng tuyến tiền liệt (viêm tuyến tiền liệt) hoặc cơ quan sinh sản khác.

- Vàng da: Bilirubin là một sắc tố màu vàng để lại khi gan phá vỡ các tế bào hồng cầu. Triệu chứng phổ biến nhất là vàng da và lòng trắng mắt, cũng có thể biến tinh dịch thành màu vàng.

- Tăng bạch cầu Leukocytospermia: Bệnh này xảy ra khi có quá nhiều tế bào bạch cầu trong tinh dịch.

- Ăn thực phẩm có chứa thuốc nhuộm màu vàng: Bạn nên tránh thực phẩm chứa lưu huỳnh, hành và tỏi, uống rượu hoặc sử dụng cần sa.

Màu sắc tinh dịch cảnh báo bệnh nguy hiểm: Thi thoảng nam giới nên kiểm tra - Ảnh 2.

3. Màu hồng, đỏ, nâu hoặc cam

Màu hồng hoặc đỏ thường là dấu hiệu của máu tươi. Còn sau khi đã được tiếp xúc với oxy, máu sẽ chuyển thành màu cam hoặc màu nâu.

Tinh dịch có máu được gọi là hematospermia, thường liên quan đến các vấn đề sức khỏe sau:

- Sinh thiết hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt: Khi bác sĩ lấy mẫu mô từ tuyến tiền liệt, điều nà làm cho máu rò rỉ vào đường tiết niệu hoặc ống dẫn xuất tinh khiến màu chuyển sang đỏ, hồng hoặc nâu.

- Huyết áp cao: Căn bệnh này có thể khiến máu xuất hiện trong tinh dịch, nhất là khi không được điều trị kịp thời.

- Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Các bệnh như herpes, chlamydia và lậu có thể khiến máu xuất hiện trong tinh dịch. Nhiễm trùng tuyến tiền liệt nếu không được điều trị, viêm tuyến tiền liệt cũng là nguyên nhân.

- Quan hệ tình dục quá thường xuyên hoặc thủ dâm: Xuất tinh thường xuyên có thể khiến máu xuất hiện. Không đạt cực khoái trong một thời gian dài, hoặc dừng quan hệ trước khi xuất tinh, cũng có thể khiến máu chảy vào tinh dịch.

Đây không phải là nguyên nhân đáng lo ngại và hiện tượng này sẽ khỏi trong vòng một hoặc hai ngày.

- Ung thư tuyến tiền liệt, tinh hoàn hoặc niệu đạo: Trong một số trường hợp hiếm gặp, tinh dịch có máu là dấu hiệu của bệnh ung thư. Rất may mắn là ung thư tuyến tiền liệt, tinh hoàn hoặc niệu đạo có thể được chữa khỏi, dù phát hiện ở giai đoạn muộn.

4. Màu đen

Máu đen thường là máu cũ trong cơ thể bạn đã có từ lâu. Tịch dịch có màu đen có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe như:

- Chấn thương tủy sống

- Hàm lượng kim loại nặng cao như chì, mangan và niken, dẫn đến màu sẫm.

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Sự thay đổi về kết cấu hoặc màu sắc của tinh dịch thường là tạm thời, có thể biến mất sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong những trường hợp màu sắc tinh dịch thay đổi kéo dài hơn một tuần, bạn nên đi khám bác sĩ.

Ngoài ra, nếu bạn thấy có các triệu chứng khác kèm theo máu trong nước tiểu, ngứa, đau, rối loạn chức năng tình dục, sốt, bạn cũng nên đi khám ngay.

* Theo Healthline

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại