Liên Xô từng muốn chế tạo siêu tàu ngầm có thể mang theo xe tăng và phương tiện lưỡng cư để đổ bộ

Lê Vũ |

Mẫu tàu ngầm P-2 nếu được Liên Xô chế tạo sẽ là một sự kết hợp ấn tượng với công nghệ lấy từ Phát xít Đức.

Tàu ngầm P-2 được thiết kế như loại tàu ngầm hạng nặng thế hệ mới của Liên Bang Xô Viết, kết hợp nhiều loại công nghệ thành một loại vũ khí siêu hạng, chỉ từng xuất hiện trong các bộ phim viễn tưởng.

Theo thiết kế, loại siêu tàu ngầm này có thể mang tên lửa V-2 và cùng với các tàu ngầm con chở xe tăng. Tuy lớp tàu ngầm này chưa được đưa vào chế tạo, nó cho chúng ta thấy phần nào thời đại huy hoàng của Liên bang Xô Viết và nhà lãnh đạo Stalin sau Thế chiến II.

Khi cuộc chiến kết thúc, cả Mỹ và Liên Xô đều dồn tổng lực cho cuộc chạy đua vũ trang, đặc biệt là trong chế tạo tàu ngầm và hỏa tiễn dựa trên nền tảng công nghệ Đức.

Nỗ lực của người Mỹ được biết đến qua Dự án Paperclip sau khi các lực lượng Đồng minh ở mặt trận phía Tây tiến vào Đức, thu giữ các tài liệu công nghệ, thiết bị làm việc hay thậm chí các nhà khoa học và kỹ sư liên quan tới các dự án tuyệt mật của Phát xít Đức.

Dự án Paperclip là một chương trình của Văn phòng dịch vụ chiến lược (OSS) (cơ quan tình báo tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương CIA), dùng để tuyển dụng các nhà khoa học của Đức Quốc xã cho chính phủ Mỹ, sau Thế Chiến thứ 2 (1939-1945).

Trong bối cảnh chiến tranh lạnh đang diễn ra (1945-1991), mục đích của dự án là để loại trừ khả năng chuyên gia khoa học Đức chạy sang làm việc cho Liên Xô, Vương quốc Anh, và cho chính Đông Đức và Tây Đức mới bị chia cắt. Trong chiến dịch này khoảng 1.600 nhà khoa học Đức (cùng gia đình của họ) đã được đưa sang Mỹ để làm việc cho nước này.

Liên Xô từng muốn chế tạo siêu tàu ngầm có thể mang theo xe tăng và phương tiện lưỡng cư để đổ bộ - Ảnh 1.

Thiết kế của siêu tàu ngầm P-2. (Ảnh: H.I. SUTTON/COVERT SHORES)

Liên xô cũng có một chương trình cạnh tranh tương tự gọi là chiến dịch Osoaviakhim. Trong khuôn khổ chiến dịch Ossawakim, trong tháng 10 năm 1946 hơn 2.000 nhà khoa học, kỹ sư và chuyên viên kỹ thuật Đức buộc phải đến Liên Xô làm việc.

Tên của chiến dịch lấy từ một tổ chức bán quân sự ở Liên Xô OSSOAWIACHIM, việc chuẩn bị và thi hành tuy nhiên thuộc về bộ nội vụ NKVD (Народный комиссариат внутренних дел) của Liên Xô.

Chuyên gia tàu ngầm H.I. Sutton từng đưa ra những phân tích về nỗ lực của Liên Xô trong việc áp dụng các công nghệ chiếm được từ Đức để xây dựng một loại siêu tàu ngầm.

Năm 1949, các nhà nghiên cứu Liên Xô đề xuất xây dựng một chiếc tàu ngầm từ các công nghệ có được. Chiếc tàu ngầm có tên gọi P-2 dài 111,8 mét, rộng 12,4 mét và có lượng rẽ nước xấp xỉ 5630 tấn khiến nó to hơn gấp 10 lần các loại tàu ngầm được sử dụng trong chiến tranh.

Tàu P-2 có sức chứa 100 thủy thủ đoàn, độ sâu hoạt động tối đa là 200 mét và vận tốc cực đại là 17 hải lý khi lặn.

Ông Sutton giải thích bản thân P-2 có ảnh hưởng rất nhiều từ loại U-boat type XXI mang tính cách mạng của Đức trong thế chiến thứ hai. Trong chiến tranh Mẫu XXI là tàu ngầm tối tân nhất từng được sử dụng và chi tiết về loại này đã rơi vào tay Liên Xô.

Liên Xô từng muốn chế tạo siêu tàu ngầm có thể mang theo xe tăng và phương tiện lưỡng cư để đổ bộ - Ảnh 2.

Tàu ngầm mẫu XXI của Phát xít Đức.(Ảnh: DEA PICTURE LIBRARY)

Theo nghiên cứu của ông Sutton, chiếc tàu ngầm với kích thước khổng lồ ở thời điểm đó có thể mang được 16 ống phóng ngư lôi trong hai bệ ở phía trước và một ở phía đuôi.

Loại ngư lôi được dùng là ET-46, nó cũng có thể mang 2 cặp pháo phòng không 57 ly và 25 ly để chống lại may bay săn ngầm. Đây được coi là tiêu chuẩn cho tàu ngầm thời đó.

Điều đáng kinh ngạc chính là ngư lôi và pháo chỉ là vũ khí phụ của tàu P-2. Vũ khí chính của nó gồm ít nhất 12 tên lửa đạn đạo R-1 (NATO mệnh danh SS-1 “SCUNNER”) sao chép từ tên lửa V-2 của phát xít Đức trong một khoang phóng lớn.

Phiên bản khác có thể mang tới 41 tên lửa tuần tiễu 10X (“SWALLOW”) sao chép từ tên lửa V-1. Trong vai trò khác nó cũng có thể mang 9 tàu ngầm con mang theo xe tăng và các phương tiện lưỡng cư để đổ bộ.

Ông Sutton giải thích: “P-2 là đỉnh cao tham vọng hải quân của Stalin. Nó kết hợp thiết kế tàu ngầm từ Thế chiến thứ II với các tên lửa mới nhất. Trước khi Liên Xô chiếm được công nghệ của Phát xít Đức, họ không thể có khả năng tiếp cận khái niệm tên lửa tối tân như vậy.”

Liên Xô từng muốn chế tạo siêu tàu ngầm có thể mang theo xe tăng và phương tiện lưỡng cư để đổ bộ - Ảnh 3.

Tàu ngầm lớp Akuka của Nga (NATO định danh là Typhoon) có 4 ống phóng ngư lôi cỡ 650mm, 4 ống phóng 533mm. Tàu có thể mang được 40 quả ngư lôi và tên lửa.

Tại sao người Nga lại xây một tàu ngầm cho các nhiệm vụ khác nhau như đánh úp các đối thủ bằng tên lửa hay đổ bộ các lực lượng lưỡng cư?

Ông Sutton cho biết: "Khả năng triển khai tàu ngầm con mang xe tăng cho thấy trạng thái bối rối lúc đó của Liên Xô. Tàu ngầm vận tải và thực hiện chiến dịch lưỡng cư đều được hai bên của "Tấm rèm sắt" cân nhắc kĩ lưỡng, nhưng việc kết hợp cả hai khả năng vào một chiếc tàu ngầm duy nhất thì rất khó giải thích."

Hướng trả lời duy nhất khả thi là có thể Hải quân Liên Xô đã thổi phồng chiếc tàu ngầm như một loại vũ khí tuyệt vời đa nhiệm để đảm bảo nó sẽ được tài trợ. Nếu thiết kế càng đa năng nó càng có cơ hội được Nhà nước cấp vốn.

Nhưng vì bất cứ lý do nào, chiếc P-2 chưa bao giờ được xây dựng.

Về sau, chiến lược phát triển tàu ngầm mang tên lửa của Liên Xô đã đi theo một hướng lớn hơn dẫn đến sự ra đời của các "con quái vật đại dương" như lớp tàu ngầm Typhoon và Oscar trong thập niên 80 với kích cỡ lớn hơn gấp vài lần chiếc P-2.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại