Liên tục cho học sinh “ăn tát” từ bạn: Cô giáo có đọc báo?

Khánh Ngọc |

Vụ việc xảy ra tại quận Đống Đa, Hà Nội khi 1 học sinh lớp 2 bị cô giáo cho bạn tát 50 cái được xem là thêm "cái tát vào ngành giáo dục".

Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, khi nghe tin mà ông cũng ngỡ ngàng. Trong khi sự việc ở Quảng Bình vẫn nóng đẫy thì cô giáo giữa trung tâm Hà Nội lại bồi thêm "một cú tát" vào ngành giáo dục nữa.

Ông Hòa cho rằng, có thể cô giáo áp lực khi phải quản lớp tới 40 – 50 cháu, nhiều cháu không ngoan và cô mệt mỏi muốn đánh trò không được cô nghĩ ra cách cho bạn đánh bạn cô sẽ vô can và điều này thực sự nguy hiểm bởi cô không biết rằng dù trong hoàn cảnh nào thì bạo lực vẫn không thể ở trong nhà trường.

Về mặt tâm lý, ông Hòa cho rằng cô giáo này chắc có vấn đề về tâm lý, tâm lý không được bình thường bởi thời điểm này bất cứ ai là giáo viên muốn xuống tay với học sinh cũng phải chùng lại.

 Trong cuộc sống hàng ngày, một đứa trẻ hư ngay trong gia đình đôi khi cũng được cha mẹ, ông bà cho một hai cái tẹt vào mông để răn đe nhưng để đánh tới hàng chục, hàng trăm cái tát như thời gian qua thì không thể chấp nhận được.

Điều ông Hòa lạ lùng và luôn tự hỏi “không biết cô giáo này có đọc tin tức về cô giáo ở Quảng Bình không?” Giữa Hà Nội ông Hòa cho rằng không thể nằm ngoài luồng tin này được bởi các tin tức báo chí, bản tin truyền hình đưa tin về vụ việc dày đặc thì cô không thể nào không biết được sự trừng phạt của dư luận với hành động của cô giáo ở Quảng Bình kia mà cô giáo lại cho bạn đánh trò như thế.

Còn theo PGS Trịnh Hòa Bình hành vi liên tục tát bạn thời gian qua đã chứng tỏ ngành giáo dục đang ôm bệnh thành tích, cô giáo mải mê kiếm sống chứ không còn là nghề giáo cao quý nữa.

PGS Trịnh Hòa Bình – Chuyên gia xã hội học cho biết ông không hiểu vì sao thời gian qua một loạt các thông tin cô giáo phạt học sinh với đủ các hình thức “không ai nghĩ ra” như thế mà nó vẫn xảy ra trong hệ thống giáo dục.

PGS Bình cho rằng có lẽ hiện nay ngành sư phạm không còn là một nghề được yêu thích, trước đây ai cũng thích vào sư phạm được chăm sóc ưu ái từ lúc vào trường cho đến khi ra trường thì đến nay sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc, các đãi ngộ cho ngành sư phạm không còn trong khi đó áp lực bệnh thành tích thì ngày càng dày lên.

 Rõ ràng ở đây ai cũng nhận thấy sự non yếu trong nghiệp vụ sư phạm, thậm chí là giáo viên đã sai trong phương pháp dạy và sai cả trong phương pháp giao tiếp, hành xử.

PGS Bình nhấn mạnh, rõ ràng đang có một cái gì đó rất rối ren trong ngành giáo dục. 

Từ một hành động cô giáo muốn thể hiện “uy nghiêm” của môi trường giáo dục mà phạt học sinh do một số em vi phạm nội quy lớp học có từ rất lâu nhưng nó không giống như các hình phạt mà các cô giáo hiện đại đang áp dụng hiện nay như cho bạn tát bạn hàng trăm cái, cho trò uống nước giặt giẻ lau bảng…

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại