Lắng nghe lời khuyên mùa thi cử từ các chuyên gia: Sổ ghi chép và giấc ngủ sâu chính là chìa khóa

Ngocmiz |

Đừng tuyệt vọng với kỳ thi cuối kỳ sắp tới. Nếu làm đúng như những chỉ dẫn dưới đây, bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho bất cứ kỳ thi nào.

Để thực hiện được điều này, 3 điều bạn cần nhớ chính là:

1. Thực hiện những phương pháp học và ôn bài tốt nhất

2. Học hàng ngày theo chiến lược

3. Tối ưu hóa các thói quen ăn, ngủ và tập luyện thể chất.

Phương pháp học

Dưới đây là hai phương pháp học hiệu quả mà bạn có thể áp dụng: Phương pháp giãn cách và phương pháp cô đọng.

Phương pháp giãn cách

Cách đơn giản nhất để lĩnh hội thông tin là sử dụng phương pháp giãn cách, phương pháp mà các chuyên gia từng gọi là “một trong những hiện tượng nổi bật nhất trong lĩnh vực học tập mà con người ta từng nghiên cứu ra”.

Về cơ bản, mỗi khi học những thứ mới, não bộ của bạn sẽ lưu giữ thông tin trong các neuron thần kinh. Sau đó, nó sẽ kết nối các neuron này với các neuron chứa những thông tin bạn đã biết để hình thành một mạng liên kết.

Vấn đề là ở chỗ những liên kết thần kinh này chỉ có thể mạnh lên nhờ một phương thức duy nhất là lặp đi lặp lại chúng. Điều này có nghĩa là bạn không thể tạo ra được những liên kết neuron chắc chắn hay nhớ được mọi thứ lâu chỉ trong ngày một ngày hai.

Các nhà nghiên cứu cũng gợi ý rằng bạn nên thường xuyên cho não bộ của mình tiếp cận với những thông tin mới, nhưng hãy chờ ít nhất 1 ngày mới đào luyện lại thông tin đó. Điều này sẽ giúp não bạn có thời gian hoàn thiện các liên kết neuron mới được xây đắp và sẵn sàng củng cố lại những liên kết này cho vững chắc hơn vào lần tiếp xúc thứ hai.

Ví dụ, nếu kỳ thi của bạn diễn ra trong 1 tuần nữa thì việc xem lại các ghi chú của mình 1 lần/ngày trong suốt cả tuần sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc xem đến 20-30 lần trong 1-2 ngày. Theo cách đầu tiên, kể có học ít lượt hơn so với cách thứ hai thì bạn vẫn sẽ có được kết quả khả quan hơn bởi đã học đúng theo chu trình hoạt động của não bộ.

Phương pháp cô đọng

Phương pháp thứ hai được khuyến khích ở đây là phương pháp cô đọng.

Phương pháp cô đọng là phương pháp cô đọng các thông tin lại thành một nhóm dễ quản lý hơn. Hãy thử áp dụng điều này với sách giáo khoa và các tài liệu cần học:

1. Đọc các chương sách và tài liệu ngoài được yêu cầu trước khi đến lớp

Hãy đánh dấu các thông tin quan trọng mà sách và tài liệu chưa nhấn mạnh. Lưu ý không đánh dấu những thứ không phải câu chủ đề của cả đoạn (thường câu đầu tiên của mỗi đoạn chính là câu biểu thị ý chính của toàn đoạn).

2. Đến lớp nghe giảng và ghi chú bằng viết tay. Hãy đảm bảo rằng những mẩu ghi chú này có thể dễ dàng thu gom, xem lại vào cuối kỳ.

3. Từ đó trở đi, mỗi khi đọc lại các chương sách hay tài liệu, bạn chỉ cần lướt qua các dòng tít, câu chủ đề,… đã được nhấn mạnh và đánh dấu. Nhớ đọc kỹ các phần tổng kết chương.

Lắng nghe lời khuyên mùa thi cử từ các chuyên gia: Sổ ghi chép và giấc ngủ sâu chính là chìa khóa - Ảnh 1.

- Hầu hết các ý chính đều nằm ngay ở các tít bài, các câu chủ đề, đoạn đóng khung,…

- Bằng cách này, những chương sách dài phải đọc hàng tiếng đồng hồ sẽ được cô đọng lại chỉ còn vài phút, cho phép bạn dễ dàng xem lại thường xuyên để ghi nhớ lâu hơn theo phương pháp giãn cách ở trên.

- Cùng với sách và tài liệu, hãy xem lại cả những bài ghi chú trên lớp.

Vậy là bạn đã tiếp xúc đủ với tất cả các nội dung cần thiết cho kỳ thi, hãy tiếp tục thực hiện song hành hai phương pháp trên cho tới ngày thi.

Công thức ghi nhớ

Khi tham gia vài khóa học về tài chính, tôi từng gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ hết các công thức và khái niệm bạn vừa học.

Gợi ý ở đây là viết ra một bản giải thích riêng cho mình về các công thức, phương trình bạn thường gặp cũng như các ví dụ minh họa. Sau đó, khi xem lại các chương bằng phương pháp cô đọng, hãy nhớ đọc lướt qua cả bản ghi chép riêng này cùng các ví dụ liên quan.

Bằng cách đọc liên tục các mẩu ghi chép này vài ngày 1 lần trong khoảng vài tháng trước kỳ thi, bạn đã củng cố lại trí nhớ của mình bằng phương pháp giãn cách. Kỳ thi sẽ không còn là một vấn đề lớn nữa bởi tất cả các ý cốt lõi đều đã nằm trong đầu bạn rồi.

Kiểm tra chính mình

Sau một hai tháng áp dụng phương pháp dãn cách với tất cả sách, tài liệu, các bài ghi chú,…, hãy kiểm tra chính mình liên tục 1-2 tuần/lần cách giải các phương trình, công thức,…

Nếu kết quả kiểm tra thử chưa được tốt, bạn cần tiếp tục ôn luyện bằng phương pháp giãn cách.

Tối ưu hóa các hoạt động trong ngày

Hãy đảm bảo những điều sau trong thói quen sinh hoạt của mình:

Ngủ đủ giấc

Nghiên cứu chỉ ra rằng những sinh viên đi ngủ trước 10h tối có điểm số trung bình cao hơn những sinh viên ngủ từ 12 đêm trở đi. Điều này không chỉ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn mà còn giúp bạn tập trung tốt hơn vào bài vở mỗi khi học.

Chính vì vậy, hãy lưu ý luôn đi ngủ vào 10h tối mỗi ngày và cố gắng ngủ càng gần mốc 8 tiếng/ngày càng tốt.

Tập thể dục đầy đủ

Không nhất thiết phải tới phòng tập gym hay tham gia vào đội thể thao trong trường. Bạn chỉ cần thực hiện những hoạt động dễ chịu như đạp xe, đi bộ, tập luyện vài bài aerobic đơn giản,…

Ăn uống điều độ

Nghiên cứu chỉ ra rằng các loại thịt chứa chất béo cao (chẳng hạn như gà viên chiên) có thể làm giảm lượng oxy trong máu tới 20% và khiến máu khó lưu thông trong các mao mạch nhỏ nhất. Lời khuyên ở đây là nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy ăn nhiều cơm gạo, rau củ, các loại hạt và hoa quả, và nhất là đừng quên ít nhất 2 lít nước/ngày.

Tổng kết

Hãy nhớ rằng luyện tập, ôn bài theo phương pháp cô đọng và giãn cách chính là chìa khóa của mọi kỳ thi. Tiếp đó, hãy chú ý kiểm tra lại trình độ của chính mình vào khoảng 1-2 tuần/lần. Cuối cùng, đừng quên ăn uống, ngủ nghỉ và luyện tập đầy đủ. Chúc bạn có một đợt thi học kỳ thành công.

Tham khảo Quartz

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại