Lần đầu tiên các nhà khoa học chứng kiến "nhện khổng lồ" ra đời nhanh đến thế tại sao Hỏa

Cẩm Mai |

NASA đã phát hiện ra những đặc điểm sự ăn mòn trên sao Hỏa gây ra những họa tiết giống những “con nhện khổng lồ” trên bề mặt.

Có lẽ những họa tiết hình "con nhện" trên bề mặt sao Hỏa là chất carbon dioxide mắc lại khi băng bên dưới bề mặt tan ra trong mùa xuân.

Chất khí carbon dioxide đẩy áp suất tăng lên và phun trào ra làm cát bụi vỡ ra và bề mặt bị bào mòn.

Chúng rơi xuống đất làm xuất hiện vệt đen (hoặc con kênh) trên bề mặt. Những con kênh chăng chịt kéo dài đến hàng trăm mét và thường bao quanh các hố lớn. Nhìn từ trên cao xuống trông giống như "con nhện khổng lồ".

Quá trình này làm hình thành "1 con nhện" thường kéo dài  khoảng 1.000 năm trên sao Hỏa (bằng 1.900 năm trên Trái Đất).

Lần đầu tiên các nhà khoa học chứng kiến nhện khổng lồ ra đời nhanh đến thế tại sao Hỏa - Ảnh 1.

"Con nhện" trên sao Hỏa.

Đây là lần đâu tiên, các nhà khoa học thấy những "con nhện" hình thành và phát triển trong thời gian ngắn, chỉ vài năm. Tàu Quỹ đạo Reconnaissance đã ghi được hình ảnh quá trình hình thành chúng. 

Những "con nhện" này chỉ xuất hiện trên cực Nam sao Hỏa mà không hề có trên cực Bắc.  Phát hiện những vệt đen này cũng hé lộ cho thấy chất khí carbon dioxide có vai trò thế nào trong sự tạo hình bề mặt sao Hỏa.

Vả lại, trông những "con nhện" này cũng sống động và đẹp mắt vậy mà ai bảo sao Hỏa chỉ là hành tinh chết cằn cỗi?

Nguồn: IFL Science


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại