Vụ sữa Danlait rởm: “Doanh nghiệp đã lừa đảo trắng trợn người tiêu dùng”

Hoàng Sơn |

(Soha.vn) - “Khi doanh nghiệp quảng cáo sai, quảng cáo không đúng với bản chất thực sự của sản phẩm thì đó là hành vi lừa dối người tiêu dùng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” – ông Vương Ngọc Tuấn – Phó Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) khẳng định.

Liên quan đến sản phẩm sữa dê Danlait của Công ty TNHH Mạnh Cầm là thực phẩm bổ sung nhưng doanh nghiệp này đã “phù phép” thành “sữa dê Danlait” bằng các nhãn mác khác để bán trên thị trường, ông Vương Ngọc Tuấn – Phó Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) khẳng định: “Với hành vi trên, doanh nghiệp đã lừa đảo trắng trợn người tiêu dùng”.

Ông Vương Ngọc Tuấn – Phó Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas): “Khi doanh nghiệp quảng cáo sai, quảng cáo không đúng với bản chất thực sự của sản phẩm thì đó là hành vi lừa dối người tiêu dùng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Ông Vương Ngọc Tuấn – Phó Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas)

Ông Tuấn cho biết: “Một sản phẩm sữa trước khi bán ra thị trường phải được các cơ quan chức năng của nhà nước kiểm tra và cấp phép. Khi quảng cáo cũng phải đúng với những gì đã có trong giấy phép đã đăng ký về thông tin sản phẩm, không được tự ý thêm bớt.

Khi doanh nghiệp quảng cáo sai, quảng cáo không đúng với bản chất thực sự của sản phẩm thì đó là hành vi lừa dối người tiêu dùng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Về khả năng xử lý vi phạm đối với Công ty TNHH Mạnh Cầm – đơn vị phân phối sữa Danlait tại thị trường Việt Nam (nhưng đã quảng cáo sai về sản phẩm) –  ông Tuấn cho biết: “Hoàn toàn có thể xử lý khi đã đầy đủ bằng chứng cho thấy doanh nghiệp này vi phạm. Cụ thể ở đây doanh nghiệp đã vi phạm Khoản 9, Điều 8 trong Luật Quảng cáo (ban hành và có hiệu lực từ tháng 6/2012) nên sẽ bị xử lý theo luật này”.

“Qua những gì kiểm tra sản phẩm cho thấy, rõ ràng đây là hành vi lừa đảo đối với người tiêu dùng có hệ thống của doanh nghiệp. Vì lợi nhuận riêng của mình mà doanh nghiệp đã cố tình thay đổi nhãn mác, bất chấp an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng. Hành vi này cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật”, ông Tuấn khẳng định.

Vấn đề dư luận đang đặt ra ở đây là tại sao một sản phẩm kém chất lượng như vậy lại được cấp phép lưu hành?

Được biết, chiều 21/2, Đội quản lý thị trường số 12 Hà Nội đã kiểm tra “tổng kho” sữa dê Danlait trên đường Nguyễn Viết Xuân (Thanh Xuân, Hà Nội) và tạm giữ toàn bộ 6.000 hộp sữa.

SohaNews sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vấn đề này.

Khoản 9, Điều 8, Luật Quảng cáo (ban hành và có hiệu lực từ ngày 2162012) quy định rõ hành vi nghiêm cấm trong quảng cáo như sau: Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại