Tin bất động sản 14/9-20/9: "Lác mắt" với ngôi nhà gỗ đinh hương

Pha Lê |

Biệt thự 100 tuổi giữa Sài Gòn được rao bán 35 triệu USD, lâu đài lạ nhất thành Nam của ông trùm Long Châu Giang... là những thông tin bất động sản nổi bật trong tuần.

Lâu đài lạ nhất thành Nam của ông trùm Long Châu Giang

Tư dinh rộng hàng trăm mét vuông được thiết kế như một toà lâu đài của một đại gia đất Thành Nam trên đường Hưng Yên, TP. Nam Định khiến không ít người đi qua phải trầm trồ thèm muốn.

Khác với những công trình đồ sộ, mặt tiền rộng, ngôi biệt thự này có mặt tiền khá hạn hẹp, nằm lẫn nhà dân, trên một con phố nhỏ của TP. Nam Định. Nếu đi ngang qua và không chú ý quan sát, người đi đường khó có thể nhận ra được. Chủ nhân của biệt thự này đang có ý định mua lại các lô đất bên cạnh để mở rộng mặt tiền.

biệt-thự, đại-gia, ông-trùm-dệt-vải, đại-gia-nam-định

Công trình mặt sau cũng nguy nga đồ sộ không kém

Căn nhà gỗ đinh hương khiến các đại gia phải “lác mắt”

Ngôi nhà gỗ độc đáo này là nhà lưu niệm của các con cháu của ông Trần Quang Chưởng và bà Nguyễn Thị Nhiên (đã mất) tại xóm, 3 xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An.

Căn nhà 5 gian được làm hoàn toàn bằng gỗ đinh hương quý hiếm. Theo ông Trần Quang Bảo - 1 trong 6 người con của ông Chưởng (chủ của ngôi nhà), ông đã dùng đến 700m3 gỗ đinh hương quý hiếm từ việc tích góp hơn 10 năm nay để hoàn thiện căn nhà này.

Biệt thự 100 tuổi giữa Sài Gòn được rao bán 35 triệu USD

Ngôi biệt thự có tổng diện hơn 2.800 m2 (44,3 x 66,5 m) bao gồm 3 mặt tiền: Võ Văn Tần, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Thị Diệu (phường 6, quận 3), ban đầu được rao bán với giá 47 triệu USD (gần 1.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, hiện giá căn nhà đã giảm xuống còn 35 triệu USD (khoảng 753 tỷ đồng). Ngôi biệt thự hơn 100 năm, đang rao bán giá 35 triệu USD.

Khuôn viên ngôi nhà gồm một biệt thự chính 2 lầu, hướng mặt về phía đường Võ Văn Tần. Sau lưng là hai biệt thự nhỏ hơn mặt hướng về đường Nguyễn Thị Diệu. Chủ nhân ngôi biệt thự là hai cụ bà gần 80 tuổi là Đặng Kim Chi và Nguyễn Kim Sa Dang. Cả hai cụ vẫn đang sinh sống trong ngôi nhà cổ. Những người dân sống xung quanh gọi ngôi biệt thự 110-112 Võ Văn Tần là “nhà Pháp”, bởi nó được xây dựng từ thời Pháp thuộc.

Trải qua nhiều biến cố về lịch sử, thời gian nhưng hiện trạng ngôi biệt thự vẫn không hề thay đổi. Theo tìm hiểu, vật liệu để xây dựng ngôi nhà này được vận chuyển từ Pháp sang Việt Nam theo đường biển. Lúc bấy giờ, có hàng chục người thợ tay nghề cao xây dựng gần một năm mới xong.

Nhà cổ 650 tỷ giữa phố thị của đại gia Đà Nẵng

Để có một không gian xưa cũ trên đường Điện Biên Phủ, Thanh Khê, Đà Nẵng, ông Lê Bá Huy, người đã mạnh tay chi hơn 32 triệu USD để đầu tư xây dựng.

Chị Đỏ Thị Thu Thủy là vợ của đại gia Lê Bá Huy, kể rằng, xây dựng khu nhà này là cả một quá trình kỳ công. Để có được mảnh đất rộng hơn 5.000 m2, nằm trên trục đường chính Điện Biên Phủ, hai vợ chồng đã phải năn nỉ 10 chủ đất sang nhượng mới có được.

Đà-Nẵng, đà-thành, quán-cà-phê, nhà-cổ, triệu-đô
Không gian trầm lặng và xưa cũ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại