Nông dân gom cây "không biết để làm gì" bán cho thương lái TQ

Loại cây không biết để làm gì, chỉ biết thương lái người Việt đứng ra thu gom rồi bán lại cho thương lái Trung Quốc.

Nhiều loại cây mọc hoang, ít có giá trị được thương lái tìm mua với giá cao, và chỉ sau một thời gian ngắn lại đột ngột dừng mua, khiến nhiều người ôm quả đắng…

Đổ xô vào rừng tìm kiếm

Thời gian qua, tại xã Sơn Thái (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) rộ lên tình trạng người dân vào rừng tìm chặt cây mặt quỷ (hay còn gọi đu đủ rừng) để bán cho thương lái. Ông Lê Ngọc Chính (ở thôn Bố Lang, xã Sơn Thái) kể: “Cách nay khoảng 2 tháng, một số thương lái ở thị xã Ninh Hòa đến Sơn Thái đặt mua cây mặt quỷ với giá khá cao nên chúng tôi đã lặn lội vào rừng tìm chặt loại cây này mang về bán. Tuy không biết họ mua làm gì nhưng mỗi cây dài từ 1 - 1,2m, to bằng bắp tay trở lên có giá 80.000 đồng.

Một ngày vào rừng khai thác cây mặt quỷ kiếm được tiền triệu thì dại gì không làm”. Do giá bán cao nên ngoài việc vào rừng chặt cây, ông Chúc còn thu gom của những người khác, khi đủ số lượng sẽ chở đi thị xã Ninh Hòa bán kiếm lời. Thời gian cao điểm, mỗi ngày ông Chính có thể thu gom được hơn 100 khúc cây.

Nhiều người đổ xô vào rừng tìm loại cây này. Ngoài người dân các xã Sơn Thái, Yang Ly còn có người ở một số địa phương khác cũng tìm đến các cánh rừng phía Tây Khánh Vĩnh để khai thác. “Tại Khánh Vĩnh, loại cây này chủ yếu mọc ở ven những con suối trên đèo Khánh Lê - Lâm Đồng, cây lớn nhất chỉ cao khoảng 2 - 2,5m. Vì người khai thác nhiều nên dọc theo những con suối này các cây mặt quỷ đã bị chặt tan hoang”, ông Cao Ngân - một người dân xã Sơn Thái cho hay.

Lực lượng chức năng thu giữ cây mặt quỷ.

Ông Võ Xuân Cảnh - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Thái cho biết: “Từ trước đến nay, cây mặt quỷ chỉ là loại cây mọc hoang, không có giá trị gì. Khi thấy thương lái đến địa phương tìm mua loại cây này, chúng tôi rất nghi ngờ. Tuy nhiên, dù cất công tìm hiểu từ các thương lái, chúng tôi vẫn không biết họ thu mua để làm gì mà giá cao đến vậy. Chỉ nghe nói thương lái người Việt đứng ra thu gom rồi bán lại cho thương lái Trung Quốc”.

Đột ngột ngừng mua

Cây mặt quỷ đột nhiên có giá cao là câu chuyện được nhiều người dân ở xã Sơn Thái bàn ra, tán vào nhiều nhất thời gian qua. Thế nhưng, “cơn sốt” cây mặt quỷ chỉ kéo dài chừng 1 tháng thì hạ nhiệt, khiến không ít người “ôm cây, chịu thiệt”. Như trường hợp của ông Lê Ngọc Chính, cứ tưởng sẽ ăn nên làm ra, ông không tiếc công sức vào rừng chặt cây, thậm chí ứng trước tiền cho một nhóm người đi khai thác cây để họ về bán lại cho ông. Nay thương lái đột ngột không thu mua nữa nên đành chịu thiệt mấy triệu đồng tiền đầu tư.

Chính vì vậy mà khi nghe có người hỏi mua cây mặt quỷ, dù đang bận công việc ông cũng tìm đến ngay. “Hiện nay tôi còn khoảng 100 cây trong rừng chưa vận chuyển ra, nếu các anh mua thì có cây ngay. Nếu mua với số lượng nhiều tôi sẽ bán giá thấp cho”.

Lần theo đường đi của cây mặt quỷ, chúng tôi được ông Ninh (thương lái thu gom cây mặt quỷ ở thị xã Ninh Hòa) cho biết: “Cách đây 2 tháng có một số người từ Nghệ An đi cùng với một người tự xưng là thầy thuốc đông y ở Sơn La, giọng nghe lơ lớ vào tìm đặt mối để thu gom loại cây này về làm thuốc với giá 120.000 đồng/khúc cây. Tôi đã thu gom được cho họ 1 chuyến với hơn 1.000 khúc”. Họ đã chở cây đi nhưng đến nay vẫn còn nợ ông Ninh mấy chục triệu đồng. “Tôi không hiểu vì sao họ lại đột ngột ngừng mua loại cây này, dù trước đó họ hứa cứ thu gom đi, được bao nhiêu sẽ lấy hết bấy nhiêu”. Vì họ có đặt ít tiền cọc, giá bán lại cao nên tôi đã đầu tư để thu mua, nay cây sắp hư hết rồi mà chẳng thấy bóng dáng họ đâu”, ông Ninh buồn rầu nói.

Ông Lê Thanh Hóa - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Khánh Vĩnh cho biết: “Cây mặt quỷ không phải là cây thân gỗ nên không thể xử lý theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Hiện nay, chúng tôi vẫn chưa xác định được thương lái mua loại cây này để làm gì. Hạt đã chỉ đạo Trạm Kiểm lâm Sơn Thái tăng cường tuần tra, đẩy đuổi những người vào rừng khai thác cây mặt quỷ. Mới đây qua tuần tra, Trạm Kiểm lâm Sơn Thái đã thu giữ một số cây mặt quỷ do người dân khai thác chưa kịp vận chuyển ra khỏi rừng”.

Ngoài cây mặt quỷ, ở thị xã Ninh Hòa, cây dẹp cũng đang được thương lái thu gom với giá cao. Trước thực trạng một số cây không có giá trị kinh tế được thu mua với giá cao, người dân cần phải cẩn

>>> Xem thêm clip: Lật mặt thương lái Trung Quốc thu mua nông sản Việt Nam

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại