Mỗi lít xăng 'cõng' 6.500 đồng thuế, phí

thanhthao |

Nhu cầu gỡ bỏ các khoản thuế, phí với giá xăng dầu đang ngày một trở nên bức bách.

Giá bán lẻ xăng dầu được tính dựa trên giá cơ sở, đảm bảo hài hòa lợi ích 3 bên Nhà nước - doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Theo công thức được Bộ Tài chính công bố, giá dầu phải cõng trên lưng 2 loại thuế là nhập khẩu 12%, giá trị gia tăng (VAT) 10% và phí (1.000 đồng mỗi lít). Với giá xăng còn có thêm thuế tiêu thụ đặc biệt 10%.

Như vậy, chưa tính đến các khoản phải trích khác như chi phí - lợi nhuận định mức của doanh nghiệp, trích quỹ bình ổn giá... (hiện khoảng 1.200 đồng), mỗi lít xăng dầu hiện phải gánh trên lưng không dưới 6.500 đồng thuế, phí - một con số đáng kể so với giá bán mới nhất được điều chỉnh là 18.550 - 24.150 đồng.

Nhiều ý kiến cho rằng, để giảm bớt áp lực tăng giá bán lẻ, Nhà nước nên chia sẻ bằng cách bớt gánh nặng thuế phí cho xăng dầu.Hy vọng giảm lớn nhất được đặt vào thuế nhập khẩu, ở mức 12% kể từ đầu tháng 5 năm nay, sau khoảng 15 tháng giữ ở mức 0% để bình ổn thị trường. Tuy nhiên, cũng bởi một khoảng thời gian dài không thuế, và vừa được thu trở lại như vậy nên khả năng giảm đối với sắc thuế này là không nhiều.

moi-lit-xang-cong-6500-dong-thue-phi

Trong những ngày cuối tháng 8 vừa qua, khi giá thế giới diễn biến căng thẳng trở lại, đã có ít nhất 2 doanh nghiệp (trong đó có cả "ông lớn" Petrolimex) làm đơn kiến nghị Bộ Tài cho giảm thuế để tránh việc phải tăng liên tiếp giá bán lẻ. Cơ quan chức năng cũng có không ít cuộc tranh luận về vấn đề này. Tuy nhiên kết quả cuối cùng là thuế nhập khẩu vẫn chưa được giảm.

Việc hạ thuế trước mắt rất khó thực hiện do ảnh hưởng tới cân đối ngân sách. Hơn nữa như thuế nhập khẩu 12% hiện tại đã thấp hơn nhiều so với barem cho phép là 20%. Ngoài ra, giảm thuế trong nhiều trường hợp cũng là vi phạm các cam kết quốc tế của Việt Nam”, Cục trưởng Cục Quản lý giá - Nguyễn Tiến Thỏa cho biết trong buổi họp báo chiều 28/8.

Xăng (không áp dụng với các loại dầu) bắt đầu xuất hiện trong danh sách những mặt hàng phải chịu thuế này từ năm 1998 và được giữ cho đến nay với thuế suất 10%, tương đương khoảng 1.630 đồng theo giá hiện hành, tức là khoảng 7% giá cơ. Dư luận cho rằng đây là một khoản thuế "đáng phải bỏ" vì không giống như các loại hàng hóa khác trong danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, xăng là mặt hàng thiết yếu với đời sống người dân.

Tuy vậy, theo chuyên gia Ngô Trí Long - người có nhiều năm nghiên cứu cơ chế quản lý giá xăng dầu - khả năng sửa thuế tiêu thụ đặc biệt là rất thấp bởi sắc thuế này được quy định rõ trong luật. "Muốn sửa luật thì phải chờ Quốc hội, chứ Chính phủ không đủ thẩm quyền", ông Long nhận định


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại