Cứu bất động sản: 'Quan trọng nhất là cung và cầu phải gặp được nhau'

Hoàng Đan |

(Soha.vn) - Theo bà Nguyễn Minh, quản lý bộ phận nghiên cứu thị trường của Cushman & Wakefield tại Việt Nam, giải pháp bền vững nhất để giải cứu bất động sản chính ở chỗ cung và cầu luôn gặp được nhau.

Xung quanh những thực trạng ảm đạm, khó khăn và các giải pháp đang được Chính phủ đưa ra nhằm giải cứu thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, PV đã có cuộc trao đổi ngắn với bà Nguyễn Minh, quản lý bộ phận nghiên cứu thị trường của Cushman & Wakefield tại Việt Nam.

Theo bà Nguyễn Minh, quản lý bộ phận nghiên cứu thị trường của Cushman & Wakefield tại Việt Nam. giải pháp bền vững nhất để giải cứu bất động sản chính ở chỗ cung và cầu luôn gặp được nhau.

Theo bà Nguyễn Minh, quản lý bộ phận nghiên cứu thị trường của Cushman & Wakefield tại Việt Nam, giải pháp bền vững nhất để giải cứu bất động sản chính ở chỗ cung và cầu phải gặp được nhau.

Theo bà Nguyễn Minh, chính “tâm lý số đông” đầu tư theo phong trào là nguyên nhân căn bản dẫn đến câu chuyện sau một số năm sôi động, thị trường bất động sản Việt Nam hiện đang rơi vào tình trạng trầm lắng, ế ẩm, thậm chí một số người còn cho rằng "đóng băng"...

"Cách đây, khoảng 3 - 4 năm, khi thị trường bất động sản đang phát triển nóng, các chủ đầu tư đua nhau làm dự án, đầu tư ồ ạt, tâm lý số đông (đầu tư theo phong trào, thấy các dự án/chủ đầu tư khác đầu tư có lời nên làm theo) mà không có sự nghiên cứu, khảo sát thị trường kỹ lưỡng. Chính vì vậy, hàng loạt dự án nhà ở cao cấp, diện tích căn hộ lớn ra đời.

Vào thời điểm đó, song hành với các chủ đầu tư là các nhà đầu tư thứ cấp, các nhà đầu cơ mua đi bán lại, trong khi đối tượng khách hàng có nhu cầu mua để ở không nhiều do giá trị căn hộ quá cao, không phải ai cũng có thể tiếp cận được.

Chính vì sự phát triển nóng, không bền vững và không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường cũng như đối tượng khách hàng đã dẫn đến hậu quả tất yếu như ngày hôm nay.", bà Nguyễn Minh nhấn mạnh.

Đề cập đến các giải pháp được Chính phủ Việt Nam đưa ra nhằm giải cứu thị trường bất động sản đang trong tình cảnh khó khăn hiện nay, bà Nguyễn Minh cho rằng, các giải pháp này vẫn còn rất nhiều điều phải bàn thảo, tìm câu trả lời.

Về giải pháp hạ lãi suất trần và đưa ra gói cứu trợ của Chính phủ, bà Minh đánh giá: "Hạ lãi suất trần cho vay và huy động vốn. Gói cứu trợ gần đây là áp dụng mức lãi suất 6% cho người vay thu nhập trung bình vay mua nhà (tương tương 30 nghìn tỷ đồng). Đây được coi là hướng giải quyết cho cả chủ đầu tư và người mua, với việc người mua có thể có vốn để tiếp cận mua được nhà ở và chủ đầu tư có thể giải quyết được hàng.

Tuy nhiên gói lãi suất cứu trợ này chỉ áp dụng cho 3 năm đầu tiên, còn những năm tiếp theo lãi suất áp dụng như thế nào thì vẫn là một câu hỏi cần giải đáp. Liệu người mua nhà có sẵn sàng đi vay để mua nhà?".

Về giải pháp chia nhỏ căn hộ để bán, theo bà Minh: "Đây cũng được coi là một giải pháp mang tính tạm thời để cứu bất động sản, giúp cho người mua có thể tiếp cận được các dự án giá mềm hơn.

Tuy nhiên, việc chia nhỏ căn hộ, từ 1 căn hộ diện tích lớn thành 2 căn hộ nhỏ tại các dự án đang xây dựng và gần hoàn thiện cũng không hề đơn giản, nó có thể làm tăng chi phí xây dựng và do đó có thể làm tăng giá bán. Ngoài ra, giải pháp này sẽ làm cho nguồn cung tăng lên và có thể lại là 1 áp lực về nguồn cung và khả năng hấp thụ của thị trường".

Đối với Giải pháp chuyển nhà thương mại sang nhà ở xã hội, bà Minh nhìn nhận: "Cũng chỉ là 1 giải pháp mang tính tạm thời cho các doanh nghiệp bđs, khi các chủ đầu tư được ưu đãi về giá đất và thuế.

Ngoài ra, đối tượng khách hàng tiếp cận được với nhà ở xã hội cũng lại là một vấn đề nan giải khác cho chủ đầu tư do không phải bất kỳ khách hàng nào cũng có thể mua được mà phải được phê duyệt và đủ điều kiện quy định mới được quyền mua".

Từ những phân tích ở trên, theo bà Minh, giải pháp bền vững nhất để giải cứu bất động sản chính ở chỗ cung và cầu phải gặp được nhau.

"Theo một số chuyên gia bất động sản, việc cứu doanh nghiệp bất động sản cũng chính là một trong những giải pháp nhằm nỗ lực giải cứu thị trường thoát khỏi tình trạng đóng băng như hiện nay. Tuy nhiên, điều mấu chốt ở đây là làm thế nào để cung và cầu luôn luôn gặp được nhau. Đó mới là giải pháp bền vững", bà Minh khẳng định.

Đánh giá về giá nhà đất ở Việt Nam trong thời gian qua và dự báo trong thời gian tới, theo bà Minh: "Có thể thấy rõ ràng rằng giá nhà đất ở Việt Nam trong thời gian vừa qua liên tục đi theo xu hướng giảm và dần hướng về giá trị thực của nó sau khi được thổi phồng từ những năm trước. Dự báo trong ngắn hạn, xu hướng giảm giá vẫn tiếp tục, đặc biệt là mảng đất nền và giá nhà chung cư khi nguồn cung đang vượt cầu khá xa".

Cushman & Wakefield là công ty bất động sản tư nhân lớn nhất thế giới. Được thành lập năm 1917, hiện nay công ty có 234 văn phòng ở 61 nước và hơn 13.000 nhân viên. Các khách hàng của công ty đa dạng gồm có các doanh nghiệp nhỏ cho đến các tập đoàn lớn có trong bảng xếp hạng 500 tập đoàn lớn nhất của tạp chí Fortune.

Cushman & Wakefield là công ty hàng đầu thế giới về nghiên cứu bất động sản và báo cáo thị trường của công ty hiện được cập nhật ở Knowledge Centre.

Cushman & Wakefield VN thành lập từ năm 2008 với 2 văn phòng ở Hà Nội và TPHCM, các hoạt động của công ty gồm: môi giới BĐS thương mại, thị trường vốn, phân phối dự án BĐS nhà ở, quản lý dự án, nghiên cứu và tư vấn...

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại