1.400 tỷ tiền sử dụng đất tại Ciputra: Nhà nước và người mua nhà đều thiệt

Nếu chỉ tính lãi suất ngân hàng 10%/năm tại Ciputra đem nhân với 5 năm thôi thì ngân sách Nhà nước đã bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng rồi.

Liên quan việc Hà Nội thu thêm cả ngàn tỷ đồng tiền sử dụng đất của giai đoạn II khu đô thị mới Nam Thăng Long (Ciputra), nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ cho rằng, việc thực thi trách nhiệm thu cho ngân sách của Hà Nội quá chậm, gây nhiều hậu quả nặng nề.

Ông Đặng Hùng Võ nói: Tôi biết rõ là hàng trăm người mua nhà tại dự án khu đô thị Nam Thăng Long dài cổ chờ sổ đỏ nhiều năm do chủ đầu tư chưa nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định 181. Trong khi đó, người mua nhà từ lâu đã phải nộp đủ tiền mua nhà cho chủ đầu tư rồi và đó là điều rất bất công.

Không có sổ đỏ, người mua nhà không được thế chấp, không được chuyển nhượng và nhiều thiệt hại khác.

Đây là lỗi do chủ đầu tư gây ra trực tiếp cho người muanhà. Hệ luỵ tiếp theo là nếu chủ đầu tư chậm nộp thì ngân sách nhà nướcphải chịu thiệt hại rất lớn khi số tiền sử dụng đất phải thu thêm vào ngân sách lên tới cả ngàn tỷ đồng. Nếu chỉ tính lãi suất ngân hàng 10%/năm đem nhân với 5 năm thôi thì ngân sách Nhà nước đã bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng rồi.

Tôi cần nói thêm là ngay từ năm 2006 đã có kết luận về vấn đề này, đã rõ ràng việc phải thu thêm cho ngân sách rồi.

Đề nghị ông nói rõ hơn căn cứ thu bổ sung tiền sử dụng đất đối với dự án này?

Theo Luật Đất đai năm 1993, Việt Nam chưa cho nhà đầu tư nước ngoài được tham gia phát triển nhà ở. Đến Luật Đất đai năm 2003,Việt Nam đã cho nhà đầu tư nước ngoài được tham gia xây dựng, kinh doanh nhà ở thương mại.

Có một vướng mắc là nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thuêđất và tiền thuê luôn thấp hơn tiền sử dụng đất, bằng khoảng 1/3 thôi. Nhưng sau khi nhà đầu tư thuê đất rồi lại bán nhà, trở thành đất ở và người mua nhà, thì lại trả theo tiền đất ở cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều bán sản phẩm như nhau và người mua được sử dụng lâu dài.

Tuy nhiên, theo quy định trước đây, nhà đầu tư nước ngoài chỉ phải trả bằng 1/3 cho nhà nước so với nhà đầu tư trong nước. Để khắc phục tình trạng này, Nghị định 181 đã xử lý sự bất hợp lý và nhàđầu tư nước ngoài phải trả thêm cho nhà nước bằng với số tiền mà nhà đầu tư trong nước đã trả.

1.400 tỷ tiền sử dụng đất tại Ciputra: Nhà nước và người mua nhà đều thiệt
Ông Đặng Hùng Võ.

Vậy đối với dự án Ciputra, tiền phải nộp thêm cho nhà nước có bao gồm tiền thuê đất đã được giao làm vốn góp của liên doanh không?

Khi thu tiền sử dụng đất bổ sung thì phải trừ đi tiền thuê đất là vốn góp của phía Việt Nam vào liên doanh. Tức là phải xem tiền thuê đất là chi phí đầu tư dự án. Năm 2006, Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường khi họp với thành phố Hà Nội đã thảo luận vấn đề này rồi.

Chậm thu vào ngân sách cả ngàn tỷ đồng trong nhiều năm, theo ông trách nhiệm thuộc về ai?

Trách nhiệm ở đây trước hết là thuộc về doanh nghiệp vì như vậy đã không tự giác thực hiện đúng pháp luật Việt Nam.

Thứ hai là thuộc về cơ quan quản lý nhà nước mà trực tiếp là cơ quan thuế. Thuế là cơ quan có trách nhiệm thu tiền sử dụng đất.

Việc chậm thu tiền sử dụng đất vào ngân sách trong trường hợp này đã gây ra sự bất công giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư trong nước phải trả ngay lập tức còn nhà đầu tư nước ngoài thì lại được ...chậm trả!

Câu chuyện này cho thấy, nhiều điều phải làm như việc giám sát chủ đầu tư xem số lượng nhà đã bán ra sao, tránh tình trạng bánhết rồi mà lại cứ dây dưa là “chưa bán hết”. Tôi biết khi đó nhà đưa racăn nào bán hết ngay căn đó. Người ta có lý do để dây dưa.

Nghị định 84 năm 2007 đã xử lý vấn đề này. Chính phủ yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài cũng phải nộp tiền thuê đất bằng đúng với giá trị tiền sử dụng đất. Mà tiền sử dụng đất là phải nộp trước rồi mới được nhận đất chứ không có chuyện bán nhà xong bao nhiêu năm mới phải nộp...

Cám ơn ông!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại