Kinh doanh homestay: Người ở trong cuộc muốn ra, người ở ngoài lại ước mơ bước vào

Hạo Thiên |

Giới kinh doanh bất động sản vài năm trở lại đây thường truyền tai nhau rằng cho thuê homestay là nghề nhàn nhã nhất thế gian. Nhưng thực tế, phương thức quản trị, phòng ngừa khủng hoảng, rủi ro là những yếu tố quan trọng bên cạnh sở hữu sản phẩm chất lượng để có thể đạt được thành công trong ngành dịch vụ mới này.

Với việc thay đổi thói quen du lịch, những nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng cũng dần chuyển mình qua một hình thức tuy mới nhưng không quá xa lạ, đó chính là kinh doanh homestay và dịch vụ căn hộ. Theo báo cáo khảo sát thị trường của AirDNA, nếu đầu năm 2017 có khoảng gần 5.000 homestay tại TP HCM, 3.000 tại Hà Nội thì đến thời điểm hiện tại con số đã tăng trưởng khoảng 18.000 và 11.000 ở riêng 2 thành phố lớn này.

Rõ ràng, hình thức cho thuê nhà ngắn hạn đã phát triển mạnh trên khắp các tỉnh thành, dần trở thành hình thức kinh doanh phổ biến tại các thành phố và địa điểm du lịch. Một trong các tác động chính khiến số lượng tăng nhanh là nguồn cung từ thị trường bất động sản trên khắp cả nước với hàng loạt các dự án chung cư, biệt thự nghỉ dưỡng được xây dựng và bàn giao... Sản phẩm đa dạng tạo ra xu hướng lưu trú mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Kinh doanh homestay: Người ở trong cuộc muốn ra, người ở ngoài lại ước mơ bước vào - Ảnh 1.

Nguồn cung lớn, tạo ra xu hướng mới về nhu cầu, homestay tưởng là mô hình hốt bạc, nhưng rủi ro về dòng tiền và quản trị nguồn khách lại là điểm chết khiến nhiều chủ kinh doanh gặp khó. Có vô vàn những con số mà chủ nhà dường như đã "bỏ quên" khi kinh doanh homestay như: chi phí khấu hao, chi phí vận hành, chi phí cơ hội, chi phí vốn,...

Dạo một vòng quanh các group dành cho các chủ nhà, có thể nhận thấy một tình trạng rằng, rất nhiều chủ nhà vội vàng sang nhượng vì những lí do cá nhân, nhưng thực chất là để tránh việc lãi mỏng, hòa (thậm chí thâm) vào vốn. Hoặc không, đầu tư vào nhiều, cung tăng nhanh hơn cầu dẫn đến tình trạng phá giá kéo khách, bán phòng homestay với giá rẻ hơn.

Kinh doanh homestay: Người ở trong cuộc muốn ra, người ở ngoài lại ước mơ bước vào - Ảnh 2.

Theo Steven Nguyễn, CEO Luxstay, các chủ sở hữu homestay ít kinh nghiệm về tài chính và thị trường có thể tìm đến các nhà tư vấn chuyên nghiệp, tạo dựng những kết nối để tối đa hóa dòng khách hàng và hạn chế các rủi ro về tài chính. 

"Cũng như các ngành kinh tế chia sẻ khác, dĩ nhiên home-sharing chắc chắn cũng sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề cần đặt ra và giải quyết như là mức độ an toàn, tiêu chuẩn dịch vụ của người cung cấp, quản lý nhà nước (an ninh trật tự, thuế,...). Cho nên ngoài các yếu tố vận hành chính, các nền tảng kết nối như Luxstay quan tâm hàng đầu vào việc tạo ra sân chơi lành mạnh, an toàn cho cả người kinh doanh lẫn khách hàng và với cả cơ quan quản lý nhà nước về dài hạn"

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại